Cụ thể, Thông tư quy định, việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng phải phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Ảnh minh họa, nguồn internet.
Các điều kiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Điều kiện sáp nhập, hợp nhất

Theo Thông tư, việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực xây dựng được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 5, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

- Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d nêu trên;

- Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

- Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện quy định trên, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Thông tư, đơn vị sự nghiệp công lập hình thành sau quá trình sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đủ điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập nêu trên và quy định của pháp luật có liên quan. Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Điều kiện giải thể 

Theo Thông tư, việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực xây dựng được thực hiện khi có một trong các điều kiện quy định tại khoản 3, Điều 5, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và các điều kiện giải thể khác theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

Các điều kiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng. Ảnh minh họa, nguồn internet.
Các điều kiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Theo khoản 3, Điều 5, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP, điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

- Không còn chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý Nhà nước;

- Không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

- Ba năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền;

- Thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện quy định nêu trên, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Thông tư, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện giải thể sau khi hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các nghĩa vụ khác có liên quan và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.

PV