Các loại dị ứng thường gặp
Tình trạng dị ứng được phân thành các loại khác nhau dựa trên tác nhân gây phản ứng. Dưới đây là các loại dị ứng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Dị ứng thời tiết, nhiệt độ
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng. Đặc biệt, khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể sẽ không kịp thích nghi và gây ra các rối loạn. Biểu hiện bên ngoài là da bị nổi mẩn ngứa, tấy đỏ, cơ thể mệt mỏi, đau nhức,...
Dị ứng thực phẩm
Đối với người khoẻ mạnh thì thực phẩm có thể là nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người có cơ địa nhạy cảm thì đây có thể là “kẻ thù không đội trời chung”. Bởi chỉ với một lượng nhỏ thì nó đã có thể gây dị ứng, phát ban, buồn nôn, khó thở và thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Một số loại đồ ăn, thức uống có thể gây dị ứng là: Hải sản, sữa, trứng, đậu phộng,...
Dị ứng do bị côn trùng đốt
Một số loại côn trùng có thể gây phản ứng dị ứng khi đốt là: Ong vò vẽ, kiến ba khoang, kiến lửa, bướm ngứa,... Chúng thường tiết ra những chất gây kích ứng hoặc nọc độc, khi xâm nhập qua da thường làm bùng phát phản ứng viêm, kích hoạt hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân lạ.
Tùy vào loài côn trùng đốt, số lượng và vùng bị tổn thương mà biểu hiện ra những triệu chứng dị ứng khác nhau. Trường hợp nhẹ thì chỉ nổi mụn nhỏ, ngứa, sưng tại chỗ đốt. Nặng hơn thì phát ban, ngứa lan rộng khắp người, sốt, khó thở, sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm.
Dị ứng do tiếp xúc thực vật
Dị ứng thực vật cũng là loại dị ứng nhiều người gặp do tiếp xúc với phấn hoa, nhựa cây như: Cây thường xuân, cây sồi, cây trúc đào,... Loại dị ứng này thường ít gây nguy hiểm nhưng chúng có thể đem lại nhiều phiền toái do các phản ứng của hệ miễn dịch. Một số triệu chứng thường gặp là: Hắt hơi, chảy nước mũi, ho, ngứa mắt, chảy nước mắt,...
Ngoài ra, loại dị ứng này thường khó kiểm soát do phấn hoa có rất nhiều trong không khí, nhất vào thời điểm mùa xuân. Do vậy, bạn cần thận trọng khi ra ngoài, hãy luôn mặc quần áo dài, đeo khẩu trang.
Dị ứng thuốc thường gặp
Thuốc có tác dụng chữa bệnh nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, bao gồm cả dị ứng. Một số loại thuốc thường gây dị ứng là kháng sinh Penicillin, thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs, thuốc trị động kinh… Các dấu hiệu dị ứng thuốc thường xảy ra trong vòng 1 đến 2 giờ sau khi dùng thuốc.
Dị ứng mỹ phẩm
Các loại mỹ phẩm thường được biết đến với công dụng làm đẹp, chăm sóc cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại mỹ phẩm nào cũng tốt bởi một số loại có thể gây kích ứng da hoặc dị ứng do chứa nhiều chất bảo quản, cồn,... Ngoài ra, tình trạng dị ứng sau khi dùng mỹ phẩm có thể do làn da nhạy cảm, việc chăm sóc chưa đúng cách hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Biểu hiện của dị ứng mỹ phẩm là da mặt nổi nhiều mụn, nóng rát từng mảng. Những tổn thương này không chỉ khiến người mắc cảm thấy khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, giảm sự tự tin khi giao tiếp.
Cách chữa dị ứng hiệu quả bạn nên biết
Tùy loại dị ứng sẽ có biểu hiện khác nhau nhưng mục tiêu trong chữa trị vẫn là giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa biến chứng, hạn chế nguy cơ tái phát đến mức thấp nhất. Dưới đây là một số cách chữa dị ứng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Chữa các loại dị ứng bằng mẹo dân gian
Sử dụng mẹo dân gian để chữa các loại dị ứng là một trong những phương pháp an toàn, tiết kiệm được nhiều người áp dụng. Nhưng cách này chỉ hiệu quả với dị ứng nhẹ. Bạn có thể dùng những nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: Mật ong, nha đam, mướp đắng, rau má...để bôi, đắp lên các vết ngứa. Các triệu chứng dị ứng sẽ được cải thiện ngày một tốt lên.
Ngoài ra, bạn có thểchữa dị ứng bằng lá lốt, trong thành phần của lá lốt có nhiều tinh dầu, nhất là piperidin. Đây là hoạt chất được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng mức độ nhẹ khá tốt.
Chữa các loại dị ứng bằng thuốc
Nếu các mẹo dân gian tại nhà không có tác dụng thì bạn hãy đổi sang dùng thuốc tây. Ưu điểm nổi bật của thuốc đó là hiệu quả nhanh, giảm bớt triệu chứng khó chịu của các loại dị ứng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các loại dị ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc như:
Thuốc bôi corticoid: Thuốc thường có thành phần là betamethasone, hydrocortison, prednisolon… có tác dụng chống viêm, giảm sưng, ngăn chặn tình trạng lở loét lan rộng.
Thuốc kháng histamin: Như loratadin, cetirizin, fexofenadin… Công dụng của nhóm thuốc này là ức chế giải phóng histamin để ngăn chặn triệu chứng dị ứng.
Chữa các loại dị ứng bằng Phụ Bì Khang
Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra viên uống Phụ Bì Khang với thành phần là cao nhàu, cao gan, L-carnitine fumarate tác động trực tiếp đến gan, thận, hệ miễn dịch, giúp nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào bị tổn thương một cách từ từ, qua đó giảm ngứa, ngăn chặn nguy cơ dị ứng, mề đay tái phát.
Đặc biệt, Phụ Bì Khang đã được các chuyên gia Da liễu đầu ngành lựa chọn làm đề tài nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu TP. HCM, Bệnh viện Da liễu Trung ương và Đại học Y Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu rất khả quan và đều chỉ ra:
Phụ Bì Khang nguồn gốc thảo dược có tác dụng điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ điều trị căn bệnh mề đay dị ứng.
Phụ Bì Khang giúp giảm các triệu chứng lâm sàng như ngứa, phát ban, phù da… sau 2 ngày.
Có tới 88,8% người dùng phản hồi tốt khi cải thiện hẳn các triệu chứng của mề đay, dị ứng (sau 04 tuần).
Ghi nhận 96,7% trường hợp không bị tái phát bệnh khi kéo dài sử dụng thêm 2-3 tháng.
Không ghi nhận tác dụng phụ.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích các loại dị ứng và cách cải thiện hiệu quả. Bạn đừng quên uống Phụ Bì Khang - Sạch mề đay, dịu ngay mẩn ngứa mỗi ngày để cải thiện và ngăn ngừa các loại dị ứng nhé!
Thu Hoài
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc!
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Tài liệu chứng minh nghiên cứu:
Nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Da liễu HCM
Nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Da liễu Trung Ương
Nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội