Các cuộc đàm phán RCEP được khởi động vào tháng 5/2013, ban đầu có sự tham gia của 16 quốc gia Đông Á gồm 10 thành viên ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ (sáu quốc gia mà ASEAN có các hiệp định thương mại tự do hiện có). Ấn Độ đã rút lui vào phút cuối tại Hội nghị Thượng đỉnh RCEP lần thứ 3 được tổ chức vào tháng 11/2019 ở Thái Lan,

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Ấn Độ có thể đoàn tụ lại với các đối tác RCEP nếu phù hợp với lợi ích cốt lõi của Ấn Độ, liên quan đến tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ và các cơ chế tự vệ an toàn. Ấn Độ được hoan nghênh tham gia lại nếu và khi nước này đã sẵn sàng.

RCEP được kỳ vọng thúc đẩy hội nhập sâu rộng trong khu vựcRCEP được kỳ vọng thúc đẩy hội nhập sâu rộng trong khu vực

Bất chấp việc rút lui của Ấn Độ, 15 quốc gia của RCEP (gọi là RCEP15) vẫn sẵn sàng trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. RCEP15 chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dân số toàn cầu. Đồng thời, RCEP là một thỏa thuận thương mại chất lượng cao, hướng tới tương lai được thiết kế cho thương mại quốc tế thế kỷ 21.

So với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), RCEP kết hợp một cách cân bằng các cam kết WTO+ để hạ thấp hơn nữa các rào cản thương mại ở biên giới và các điều khoản bổ sung của WTO nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý sau biên giới. Hiệp định có các chương dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp trong khi đưa ra các quy trình rộng rãi cho hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa các nước vì sự thịnh vượng chung.

Việc hoàn tất của các cuộc đàm phán RCEP đã diễn ra trong một thời điểm quan trọng đối với quản trị kinh tế toàn cầu. RCEP sẽ mang mại một sự thúc đẩy kịp thời cho chủ nghĩa đa phương, vốn đang rút lui ở các khu vực khác trên thế giới, nơi các chính phủ trở lại các chính sách dân tộc và đôi khi là đơn phương.

Với việc hoàn tất RCEP và việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại các quốc gia đã phê chuẩn, châu Á hiện có thể khai thác hai FTA lớn để thúc đẩy hội nhập sâu rộng trong khu vực

Bảo Lâm