Một số triệu chứng bệnh gút thường gặp ở chân
Triệu chứng bệnh gút đặc trưng nhất là những cơn đau khớp dữ dội, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giảm khả năng vận động của người mắc. Cụ thể là:
Khớp chân sưng, đau dữ dội, vùng da quanh khớp sẽ bị tấy đỏ, phù nề. Vị trí thường xuất hiện ở ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối… Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn mạn tính, cơn đau gút còn có thể xuất hiện ở các khớp tay.
Mức độ đau ngày càng tăng, nhiều khi chỉ cần chạm nhẹ cũng cảm thấy đau đớn dữ dội. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều nhất trong 4 – 12 giờ đầu tiên cơn gút cấp xuất hiện.
Khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa và có tình trạng bong tróc da nhẹ.
Thông thường sau khoảng 7 – 10 ngày, cơn đau gút sẽ thuyên giảm dần. Tuy nhiên, do gút là bệnh mạn tính nên có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu người bệnh không có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Các phương pháp điều trị giảm triệu chứng bệnh gút
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện triệu chứng bệnh gút ở chân hiệu quả, bao gồm cả dùng thuốc và không dùng thuốc. Cụ thể từng phương pháp như sau:
Phương pháp không sử dụng thuốc
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt có mối liên hệ chặt chẽ với sự tiến triển của bệnh gút. Do đó, để phòng ngừa tái phát, người bệnh nên lưu ý một số điểm sau về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt:
Hạn chế ăn thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật... vì đây là những thực phẩm giàu đạm, có thể làm tăng axit uric máu gây khởi phát cơn gút cấp.
Uống nhiều nước giúp đào thải axit uric ra ngoài tốt hơn. Tuy nhiên, cần hạn chế dùng đồ uống có ga, nước ngọt đóng chai…
Hạn chế uống rượu, bia sẽ giúp tình trạng bệnh gút được kiểm soát tốt hơn. Vì các loại đồ uống chứa cồn có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh gút ở các khớp chân, đặc biệt đối với nam giới.
Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi… để giúp khớp dẻo dai hơn, phòng ngừa gút cấp tái phát tốt hơn.
Phương pháp sử dụng thuốc tây
Để điều trị các triệu chứng bệnh gút ở khớp chân hiệu quả, bạn cần đảm bảo 2 mục tiêu kép: Cải thiện tình trạng sưng đau khớp trong cơn gút cấp và kiểm soát nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa tái phát cơn đau. Dưới đây là 2 nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh gút:
Thuốc giảm đau, chống viêm dùng trong cơn gút cấp
Colchicin được sử dụng để giảm đau nhanh khi có cơn gút cấp. Theo khuyến cáo, colchicin nên sử dụng từ liều thấp nhất và tăng dần, không nên sử dụng liều cao từ ban đầu vì có thể gặp các tác dụng không mong muốn.
Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs): Một số thuốc thường gặp như indomethacin, ibuprofen... Cần thận trọng khi dùng các thuốc này cho người bị suy thận, người cao tuổi, người có tiền sử viêm loét dạ dày...
Thuốc giảm đau, kháng viêm steroid (Corticoid): Nhóm thuốc này thường được dùng nếu người bệnh không đáp ứng hoặc chống chỉ định với 2 thuốc kể trên. Có 2 dạng dùng corticoid là đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp để giảm đau nhanh chóng.
Thuốc giảm axit uric máu dùng để dự phòng tái phát
Các loại thuốc giảm acid uric máu thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc giảm tổng hợp axit uric: Nhóm thuốc này có cơ chế tiết ra enzym xanthin oxidase (XO) làm ức chế quá trình tổng hợp axit uric, từ đó giảm nồng độ chất này trong máu. Một số thuốc hay được sử dụng như allopurinol, febuxostat...
Thuốc tăng đào thải axit uric: Thường chứa các hoạt chất như benzbromarone, sulfinpyrazone… giúp tăng đào thải axit uric qua nước tiểu. Điều này làm giảm nồng độ axit uric trong máu và hạn chế lắng đọng urat ở các khớp. Cần lưu ý, không sử dụng nhóm thuốc này cho người gặp phải các vấn đề về thận như sỏi thận, suy giảm chức năng thận.
Sử dụng thuốc tây trong điều trị gút sẽ cho hiệu quả nhanh chóng nhưng người bệnh không nên lạm dụng vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày - tá tràng, suy giảm chức năng gan, thận... Cần theo dõi các biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng để điều chỉnh liều một cách hợp lý.
Thuốc giảm axit uric máu
Kiểm soát nồng độ axit uric máu trong mức cho phép giúp ngăn ngừa tái phát cơn gút cấp và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Thuốc giảm tổng hợp axit uric: Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là tiết ra enzyme xanthine oxidase (XO) ngăn tổng hợp axit uric trong cơ thể. Một số thuốc hay được chỉ định trong điều trị gút như allopurinol, febuxostat...
Thuốc tăng cường đào thải axit uric: Nhóm thuốc này có tác dụng thúc đẩy đào thải axit uric ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, cần cân nhắc sử dụng cho người có tiền sử suy thận, sỏi thận, người già...
TPBVSK Hoàng Thống Phong giúp cải thiện triệu chứng bệnh gút ở chân hiệu quả
Hiện nay, để cải thiện các triệu chứng bệnh gút và ngăn ngừa tái phát, nhiều người tìm đến phương pháp từ thảo dược. Nổi bật trong số đó là TPBVSK Hoàng Thống Phong đã được nhiều người bệnh gút lựa chọn sử dụng gần 15 năm nay.
TPBVSK Hoàng Thống Phong có thành phần hoàn toàn từ thảo dược như trạch tả, hoàng bá, nhọ nồi, nhàu, hạ khô thảo, ba kích, thổ phục linh. Nhờ đó, sản phẩm giúp hỗ trợ giảm acid uric máu, giảm sưng đau khớp do gút và tăng cường chức năng gan thận.
TPBVSK Hoàng Thống Phong đã được nghiên cứu lâm sàng trên người bệnh gút tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, kết quả cho thấy:
96,4% người dùng giảm sưng đau khớp do gút sau 3-4 ngày sử dụng.
88,9% người dùng có nồng độ axit uric máu trở về ngưỡng ổn định.
Không có bất cứ trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
Để ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng bệnh gút ở chân, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng TPBVSK Hoàng Thống Phong mỗi ngày để giúp giảm sưng đau, kiểm soát tốt bệnh gút nhé.
Thanh An
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.