Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng

Dự án thép Cà Ná được Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) thông qua từ năm 2016 với tổng mức đầu tư 10,6 tỷ USD.

Công trình dự định được xây dựng theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ, công suất mỗi phân kỳ đầu tư dự kiến đạt 1,5 triệu tấn/năm. Hồi tháng 4/2017, Thủ tướng yêu cầu dừng triển khai dự án này để làm rõ thêm một số vấn đề. 

Tuy nhiên, Chủ tịch Hoa Sen Group vẫn muốn xúc tiến đầu tư vào tổ hợp dự án hơn 10 tỷ USD này. Thông tin trước cổ đông tại ĐHCĐ thường niên của công ty hồi đầu năm 2018, chủ tịch Hoa Sen Group cho biết: "Cà Ná là dự án lớn, khi nào cơ quan nhà nước cấp phép thì làm".

 Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng - Hình 1

Nơi dự kiến làm siêu dự án của Tập đoàn Hoa Sen

Trong kế hoạch đầu tư do Hoa Sen Group "vẽ" ra, ở phân kỳ đầu tư I.1 vốn tự có sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư trên 11 nghìn tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD), tương ứng 2.500 tỷ đồng; còn lại là vốn vay ngắn hạn và trung hạn.

Ngày 27/8/2016, Ngân hàng VietinBank và Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận cấp tín dụng cho dự án, bao gồm cam kết tài trợ vốn cho dự án, ưu tiên cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, trung dài hạn, tài trợ thương mại và là đầu mối thu xếp vốn cho dự án thông qua các sản phẩm tín dụng ưu đãi.

Báo cáo tài chính mới nhất của HSG cho thấy công ty đang có khoản vay nợ VietinBank lớn nhất.

 Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng - Hình 2

Báo cáo tài chính mới nhất của Tập đoàn Hoa Sen

Ngoài ra, để chuẩn bị cho quá trình đầu tư dự án này, HSG cũng đã có một số ký kết với các tập đoàn công nghệ, tư vấn hàng đầu thế giới nhằm tiến hành thực hiện nghiên cứu khả thi, xây dựng quy hoạch cũng như các thiết kế quan trọng khác.

Theo báo cáo thường niên 2017, Hoa Sen công bố đã góp 15 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Đầu tư Khu liên hợp luyện cá thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận (HSIC) và 3 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận (HSIP) và 2,5 tỷ đồng vào Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận. Như vậy, Hoa Sen đã rót 20,5 tỷ đồng vào các công ty con thực hiện dự án thép Cà Ná. Các công ty còn lại chưa được góp vốn.

Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng - Hình 3

Tỉnh Ninh Thuận thời gian qua cũng đã đầu tư mạnh cho hệ thống hạ tầng giao thông kết nối một số khu công nghiệp tại Cà Ná với các vùng kinh tế khác trong vùng.

Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng - Hình 4

Trong khi đó, Báo cáo tài chính quý III, niên độ 2017-2018 của HSG, cho thấy doanh thu của tập đoàn tăng mạnh 42%, lên hơn 10.350 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi vay ngân hàng cũng tăng gần 40%, lên 190 tỷ đồng, chi phí bán hàng lên tới 505 tỷ đồng.

Đáng chú ý, báo cáo thể hiện tình hình vay nợ ngày một gia tăng, gây sức ép tiêu cực đến tăng trưởng của tập đoàn đại gia tôn Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT HSG. Tính đến hết quý III niên độ 2017 – 2018 (từ 1/4/2018 đến 30/6/2018), nợ phải trả của Tập đoàn Hoa Sen là 18.385 tỷ đồng.

Cụ thể, trong niên độ này, Hoa Sen phát sinh 6 khoản vay mới, trong đó khoản vay 1.120 tỷ đồng của BIDV có giá trị lớn nhất. Dù cũng tất toán 8 khoản nợ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Hoa Sen vẫn lên mức kỷ lục là 3,02 lần.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế trong qúy chỉ gần 83 tỷ đồng, giảm rất mạnh so với con số 271,5 tỷ cùng kỳ 2017. Lũy kế 3 quý niên độ 2017-2018 (từ 1/10/2017 đến 30/6/2018), lãi ròng của doanh nghiệp đạt 512 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ.

Đến ngày 16/1/2018, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017-2018 (niên độ tài chính của Hoa sen Group bắt đầu từ 1/10 đến 30/9 năm sau), ông Vũ cho biết, hiện công ty đang triển khai xúc tiến, hoàn thiện, chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký đầu tư dự án, đồng thời tiếp tục làm việc với các đơn vị tư vấn có uy tín để lựa chọn giải pháp công nghệ và máy móc thiết bị phù hợp cho việc triển khai dự án.

Khu vực Cà Ná thuận lợi cho phát triển công nghiệp do sở hữu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển đồng bộ.

Trở lại, khu đất xây dựng dự án này, theo khảo sát thực địa thì hiện nay phần lớn là đất sản xuất muối, khá ít người dân sinh sống. Ông Trần Hữu Bạch, bảo vệ một công ty muối tại đây, cho biết biển Cà Ná được mệnh danh là bãi biển sạch đẹp nhất Việt Nam, nhưng do quá khô hạn nên không dự án BĐS nào làm được mà chủ yếu phát triển công nghiệp là chính.

Theo tìm hiểu, nằm cách xa địa điểm xây dựng dự án khoảng 2km, nơi có bãi biển trong sạch và tuyệt đẹp có một số dự án BĐS nghỉ dưỡng được đầu tư hơn 10 năm nay.

Tuy nhiên, đến nay những dự án này trở thành nỗi ám ảnh của người dân ở khu vực này, do bị bỏ hoang quá lâu. Nhiều người dân cho biết họ cũng không biết chủ đầu tư các dự án resort này là ai vì từ khi xây dựng lên nhưng không có khách đến ở nên họ cũng không hoạt động nữa.

Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng - Hình 5

Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng - Hình 6

Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng - Hình 7

Tuy nhiên, cuộc sống mưu sinh chính của người dân khu vực này vẫn là các ruộng muối. Các diêm dân ở đây cho biết, thời gian qua mọi người vẫn không còn nghe gì về thông tin sẽ di dời để giao đất làm dự án.

Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng - Hình 8

Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng - Hình 9

Cận cảnh “địa thế” làm siêu dự án của Hoa Sen Group - Tập đoàn “ôm” nợ 16.000 tỷ đồng - Hình 10

Khu vực chính xây dựng dự án 

Trúc Mai (Theo Trí thức trẻ)

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam
Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng nay (25/4), tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam. Buổi làm việc nhằm phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh, các khó khăn cần tháo gỡ đối với ngành da giầy Việt Nam.

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng
Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,35% lên 2.327 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng
Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đơn vị vừa phát hiện, xử lý 2 vụ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. theo đó, 2 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 350 bao thuốc lá.

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.