Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần nhiều động lực cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Mới đây, tại Diễn đàn Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam 2021, các chuyên gia đã nhận định doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có nguy cơ tụt hậu do năng lực nội tại còn yếu trong khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển quá nhanh.

các chuyên gia đã nhận định doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có nguy cơ tụt hậu do năng lực nội tại còn yếu trong khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển quá nhanh
Theo các chuyên gia doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có nguy cơ tụt hậu do năng lực nội tại còn yếu trong khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển quá nhanh.

Năm nay, do dịch bệnh Covid-19, diễn đàn Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam được tổ chức với hình thức trực tuyến do Cục Xúc tiến Thương Mại - Bộ Công Thương và Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO – VPĐD Hà Nội) cùng Reed Tradex Việt Nam phối hợp tổ chức.

Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), các doanh nghiệp Công nghiệp Hỗ trợ ngành điện tử hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn do sự phát triển quá nhanh của Công nghiệp 4.0, buộc các doanh nghiệp Việt phải phát triển dựa trên đổi mới, sáng tạo.

Đại diện ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đưa ra những đánh giá về khó khăn mà toàn ngành đang phải đối mặt như: Thiếu nguồn nhân lực lao động lành nghề; thiếu năng lực tài chính và năng lực công nghệ để tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ dòng vốn FDI; nguy cơ chuyển giao công nghệ thấp và trung bình vào Việt Nam; sự thiếu hụt vật liệu, linh kiện tạm thời đang diễn ra.

Bên cạnh đó, bà Hương còn đề cập đến những khó khăn về an ninh phi truyền thống như: Biến đổi khí hậu, khai thác không bền vững tài nguyên thiên nhiên sẽ tác động mạnh đến các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Giải pháp mà bà Thúy Hương khuyến nghị Chính phủ nên tập trung đầu tư vào các công ty đầu ngành để có thể kéo theo các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển hình thành chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Việt. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất cần ưu tiên đầu tư vào công nghệ tầm trung và cao, tránh các công nghệ, máy móc cũ kỹ, lạc hậu.

“Điều quan trọng là thu hút FDI có chọn lọc”, bà Đỗ Thị Thúy Hương nói: “Cần tập trung, ưu tiên vào các FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, chứa đựng nhiều tính đổi mới sáng tạo. Đồng thời, các chính sách cần hạn chế các dòng vốn đầu tư và công nghệ chất lượng thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho môi trường kỹ thuật số và nền kinh tế”.

Xu hướng sản xuất và tiêu dùng trên thế giới ngày nay đang chuyển đổi mạnh mẽ sang các ứng dụng kỹ thuật số online do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19. Việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số cho các doanh nghiệp Việt ứng dụng vảo sản xuất kinh doanh là điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Bà Phạm Liên Anh - Cán bộ Chương trình cao cấp, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC – Ngân hàng Thế giới) tại Việt Nam đã đưa ra những khảo sát của ngân hàng thế giới về thực trạng này.

Theo bà Liên Anh, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam đều có sử dụng máy vi tính nhưng ở mức độ ứng dụng thông thường trong khi thiếu các ứng dụng mang tính chuyên sâu. Và số lượng doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào số hóa cũng không nhiều, chỉ 20% tổng doanh nghiệp cả nước.

“Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần sử dụng công nghệ kỹ thuật số cho quảng cáo sản phẩm, chiếm 51%. Nhưng áp dụng công nghệ cho bán hàng online chỉ chiếm 1%”, bà Liên Anh nói.

Một trong những rào cản làm chậm quá trình chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là vấn đề về tư duy, nhận thức và sự sẵn sàng của các nhà điều hành doanh nghiệp. Bà Phạm Liên Anh cho rằng đó là do “nhu cầu và sự nghi ngại của các doanh nghiệp về hiệu quả kinh tế của chuyển đổi số” nên đa phần vẫn chưa sẵn sàng".

Theo khảo sát của Ngân hàng thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin hướng dẫn từ chính phủ về chuyển đổi số và tâm lý tự tin quá mức về khả năng tự trang bị công nghệ số của doanh nghiệp trong khi thực tế đa phần chưa áp dụng số hóa trong sản xuất kinh doanh.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Đình Phong - Giám đốc Dịch vụ tư vấn Thuế, Công ty Deloitte Việt Nam cho rằng, hiện nay, Chính phủ đã đặt mục tiêu thu hút đầu tư và phát triển bền vững để khuyến khích ngành công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển.

"Điển hình là thuế thu nhập với những ưu đãi cụ thể như: hỗ trợ 100% chi phí tư vấn; được giao đất, cho thuê đất trong thời hạn không quá 70 năm; được miễn tiền thuê đất đến 20 năm kể từ ngày hoàn thành xây dựng, đưa dự án vào hoạt động (nhà đầu tư có trách nhiệm hạch toán số tiền thuê đất được miễn để miễn, giảm giá cho thuê lại đối với các dự án đầu tư sản xuất)", ông Phong nói.

Trước đó, vào tháng 8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết riêng về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT. Mục tiêu Nghị quyết đặt ra là đến năm 2030, sản phẩm CNHT đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp; có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo phản hồi của những doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ: chính sách hỗ trợ phát triển CNHT hiện nay đã tốt hơn các ưu đãi trước đây, nên các doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ được chuyển tiếp áp dụng các ưu đãi mới có lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, Nghị định 57 mới được ban hành đã có nhiều điểm mới và thuận lợi hơn so với quy định cũ. Vì thế, các doanh nghiệp CNHT sẽ có nhiều cơ hội đầu tư phát triển thuận lợi hơn, giảm bớt áp lực về tài chính, từ đó mạnh dạn đầu tư phát triển với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng
Ba đột phá chính thu hút đầu tư nước ngoài là thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, thu hút đầu tư, khả năng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn là một trong 3 đột phá mà Nghị quyết của Đảng đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 20,1% kế hoạch năm, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay
Bảo hiểm Agribank phân phối Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô trên Zalopay

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank), đã ký kết hợp tác với Công ty Insurtech SaveMoney để phân phối Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe ô tô trên nền tảng ZaloPay, một trong top 5 ví điện tử hàng đầu Việt Nam.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng tầm nhìn 2025 thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc và phía Nam

Quan điểm phát triển vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.

Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7
Nếu Quốc hội đồng ý, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực sớm, từ ngày 1/7

Dự thảo 6 nghị định và 4 thông tư đã hoàn thành, Bộ Tư pháp đã tiến hành thẩm định và dự kiến trước ngày 10/5/2024 Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ, đảm bảo tiến độ trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Tuần qua giá heo hơi tăng giảm trái chiều
Giá heo hơi hôm nay 5/5: Tuần qua giá heo hơi tăng giảm trái chiều

Khảo sát mới nhất cho thấy, giá heo hơi hôm nay 5/5/2024 trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.