Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề nghị xem xét, bố trí vốn ngân sách trung ương để triển khai cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản gửi Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đề nghị xem xét, bố trí vốn ngân sách trung ương khoảng 2.160 tỉ đồng để đảm bảo tính khả thi và sớm triển khai thực hiện Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43,6 km.

Tuyến cao tốc từ Hà Nội lên Lạng Sơn dài 110 km bao gồm 2 dự án là Hà Nội - Bắc Giang dài 45,8 km và Bắc Giang - Lạng Sơn (kết thúc tại huyện Chi Lăng) dài dài 63,86 km đều với quy mô 4 làn xe, dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn là một "mạch hở" hay "cao tốc cụt" khi đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Hợp phần dự án thành phần 2) dài 43,6 km vẫn chưa thể xác định thời điểm khởi công vì thiếu tiền, dù chủ trương của trung ương và các thủ tục pháp lý đã đầy đủ.Dự án thành phần 2 - xây dựng đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi LăngDự án thành phần 2 - xây dựng đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT gồm 2 dự án thành phần:

Hợp phần dự án thành phần 1: Tuyến cao tốc Bắc Giang - TP Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn, với chiều dài 63,86 km, tổng mức đầu tư là 12.189 tỉ đồng theo hình thức BOT do Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn làm chủ đầu tư, đã được đưa vào khai thác vận hành theo Quyết định số 79/QĐ-UBND của UNBD tỉnh Lạng Sơn từ ngày 15-1-2020 và chính thức thu phí từ ngày 18-2-2020.

Hợp phần dự án thành phần 2: Tuyến cao tốc từ cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Km1+800-Km44+749,67), dài 43 km, được bổ sung theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại văn bản số 173/TTg-CN ngày 2-2-2018 và số 585/TTg-CN ngày 8-5-2018, UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt bổ sung tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Km1+800-Km44+749,67) tại quyết định 1523/QĐ-UBND với Tổng mức đầu tư 8.743 tỉ đồng, theo kế hoạch thời gian xây dựng từ năm 2018 đến năm 2020 theo hình thức BOT.

Tuy nhiên đến nay, cả 2 hợp phần đều tồn tại những vướng mắc về vốn, cần sự hỗ trợ tháo gỡ từ trung ương. Vì vậy chỉ trong tháng 5-2020, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phải có 2 công văn gửi Thủ tướng Chính phủ; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cũng đã có văn bản gửi Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đề nghị tháo gỡ để thông tuyến cao tốc huyết mạch này.

UBND tỉnh Lạng Sơn thừa nhận, do một loạt yếu tố đầu vào thay đổi rất lớn, nên ngay cả khi nhận được khoản hỗ trợ 2.056 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn của Dự án thành phần 1 vẫn lên tới khoảng 24 năm 8 tháng (tăng khoảng 6 năm 5 tháng so với phương án tài chính ban đầu).

“Nếu không có khoản hỗ trợ này, khả năng vỡ phương án tài chính là rất lớn. Đồng thời, việc này sẽ làm cho các ngân hàng thương mại lo ngại trong việc xem xét tài trợ vốn cho Dự án thành phần 2 - xây dựng đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng”, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho biết.

Đồng thời, thời gian trước đây UBND tỉnh Lạng Sơn đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khả năng hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho Dự án; chủ động quyết định lựa chọn phương án đầu tư tối ưu phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn, bảo đảm yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí và đúng quy định của pháp luật.

Mặt khác, hiện nay đoạn cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đã khai thác từ năm 2016; đoạn cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (Chi Lăng) cũng đã đưa vào vận hành từ ngày 15-1-2020, nhưng còn dở dang 30 km nữa mới tới TP Lạng Sơn và cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 43,6 km (thuộc phạm vi đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng).

"Như vậy sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; cũng như chưa có cơ sở để kết nối và triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng)"- lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Để có cơ sở lựa chọn phương án tối ưu, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị nghiên cứu bổ sung phương án phân kỳ: GPMB và đầu tư nền, công trình theo quy mô 4 làn hoàn chỉnh rộng 22 m, phân kỳ đầu tư mặt đường theo quy mô 17,5 mét và 13,5 mét như đề xuất của tỉnh Lạng Sơn (tương tự như tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai). Phương án này sẽ thuận lợi và tiết kiệm trong việc đầu tư mở rộng giai đoạn theo quy mô hoàn chỉnh, nhất là tại các vị trí đào sâu, đắp cao.

Theo chủ trương đầu tư ban đầu của Bộ Giao thông vận tải, Dự án xây dựng đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được xây dựng quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng, sử dụng nguồn vay vốn thương mại từ ADB do VEC đầu tư. Song trước nguy cơ có thể gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và giao cho UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, việc triển khai Dự án gặp nhiều khó khăn khi các nhà tài trợ vốn từ chối cho vay với quy mô đầu tư ban đầu do lo ngại không thể hoàn được vốn.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.