Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần xem xét lại việc cổ phần hóa 2 doanh nghiệp không rõ ràng

Không đồng tình với giải trình việc cổ phần hóa được cho là rất thành công các doanh nghiệp ngành GTVT, đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng đã đề nghị Bộ trưởng xem xét lại 2 DN cổ phần hoá “không rõ ràng”, cụ thể là Tổng Công ty Vận tải thuỷ Việt Nam và Công ty CP Hàng hoá Nội Bài.

Chiều 28/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể dành 10 phút giải trình trước các đại biểu Quốc hội về tình hình cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp trong lĩnh giao thông vận tải.

Ông nhấn mạnh Cổ phần hóa là "đúng đắn, buộc phải thực hiện và nếu thành công sẽ đem lại hiệu quả cao", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay hầu hết DN Nhà nước thuộc ngành giao thông sau CPH đều có lãi, năng lực tài chính tốt hơn.

Bộ trưởng cho biết giai đoạn 2011-2016, có 18 tổng công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần, tuy doanh thu tăng chỉ 15%, nhưng lãi sau thuế đã tăng 194%, nhờ tiết giảm được chi phí (bình quân mỗi năm tăng trên 40%); thu nhập người lao động tăng 32% trong 4 năm.

Giai đoạn này có 137 DN ngành giao thông được CPH, vượt 67 đơn vị so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Các DN này khi niêm yết và bán cổ phần lần đầu ra công chúng đều được giá cao, thu về hơn 2.700 tỉ đồng, tăng 600 tỉ đồng so với định giá ban đầu.

Tư lệnh ngành giao thông nhận định: "Hầu hết DN ngành giao thông sau CPH đều hoạt động hiệu quả, ngày càng tốt hơn. Bộ GTVT chủ trương những lĩnh vực nào tư nhân làm được, làm tốt thì cần đẩy mạnh CPH, thoái vốn Nhà nước, chỉ giữ lại những lĩnh vực liên quan tới an ninh, quốc phòng".

Tranh luận sau phần phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) hoài nghi sự thành công về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp GTVT mà Bộ trưởng Thể báo cáo. Ông yêu cầu làm rõ 2 trường hợp cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành GTVT.

Cần xem xét lại việc cổ phần hóa 2 doanh nghiệp không rõ ràng - Hình 1

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng

Dự án đầu tiên Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhắc đến là việc cổ phần hóa Tổng công ty vận tải thủy Việt Nam (VIVASO). Ông nhấn mạnh doanh nghiệp này trước khi cổ phần hóa nắm trong tay rất nhiều tài sản như đất, tàu thuyền… nhưng chỉ được bán với giá 327 tỷ đồng. Ông ví giá đó chỉ bằng một căn nhà tại phố cổ Hà Nội.

“Việc cổ phần hóa rẻ như vậy khiến nhiều người bức xúc. Người đâm đơn tố cáo chính là đồng chí Giám đốc Cảng Hà Nội. Tài sản bị hạ giá thấp, một số tài sản thì để ra ngoài không đưa vào định giá như là quỹ đen vậy. Mà người mua doanh nghiệp đó chính là người mua xí nghiệp điện ảnh Việt Nam với giá bèo”, đại biểu Nhưỡng nói trước Quốc hội.

Trường hợp thứ 2 được vị đại biểu Bến Tre nhắc đến là Công ty CP Hàng hoá Nội Bài (thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam). "CPH lúc nào mà đến người của công ty cũng không biết, lãnh đạo cũng ngỡ ngàng. Công ty đang làm ăn cực tốt như thế để đến bây giờ họ lại phải đi thuê lại tài sản của chính công ty được CPH. Theo sự chỉ định này là hàng năm phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để thuê lại"- ông Nhưỡng phản ánh.

Đại biểu Nhưỡng nói: “Tại kỳ họp thứ 3, tôi đã có ý kiến với đồng chí Tổng Thanh tra Chính Phủ Phan Văn Sáu lúc đó là phải xem xét lại quá trình cổ phần hóa Tổng Công ty vận tải thủy. Trong đó, tại sao 10 DNNN với hàng trăm đoàn tàu và rất nhiều tài sản Nhà nước mà chỉ được định giá 327 tỷ đồng, tương đương giá trị một căn nhà tại phố cổ Hà Nội.

Điều này khiến rất nhiều người bức xúc. Và người đứng đơn tố cáo là nguyên bí thư Đảng ủy, Giám đốc Cảng Hà Nội. Nhưng vừa qua, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo làm người ta rất bất bình khi kết luận là không có vấn đề gì xảy ra. Thậm chí, còn nói rằng không tiếp cận nổi các tài liệu về cổ phần hóa, quên cả nhà đầu tư chiến lược.

Tới bây giờ, tài sản không những hạ giá thấp mà còn có vấn đề là để ra ngoài một khối tài sản khác không đưa vào cổ phần hóa giống như một loại quỹ đen của cổ phần hóa. Chỗ này tôi đề nghị đồng chí về cho xem xét một cách hết sức nghiêm túc.

Người mua doanh nghiệp, Tổng Công ty đó lại chính là người mua Hãng Phim Truyện Việt Nam với giá bèo”.

Về vấn đề cổ phần hóa các DNNN đang làm ăn tốt, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chỉ ra trường hợp của Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được các cử tri phản ánh.

Đại biểu Nhưỡng tiếp lời: “Cổ phần hóa lúc nào họ cũng không biết, lãnh đạo cũng ngỡ ngàng. Một công ty đang làm ăn tốt như thế, tới giờ mỗi năm phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng đi thuê lại tài sản của chính công ty được cổ phần hóa theo sự chỉ định này. Tôi không biết làm như vậy Nhà nước được gì không? Nhân dân được gì không?”.

Từ 2 trường hợp nêu trên, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng kiến nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xem xét lại hiệu quả hoạt động của 137 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Đồng thời, đại biểu Nhưỡng cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc xém xét lại trường hợp cổ phần hóa tại Tổng Công ty vận tải thủy và Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài.

Bảo Ngọc (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh
Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa công bố kết luận kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, và cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.