Ảnh minh họaẢnh minh họa

Theo đó, các đối tượng lừa đảo lập website giả danh các công ty xuất khẩu thủy sản có thật với đầu mối liên hệ là giả mạo. Khi công ty nước ngoài liên hệ, đối tượng sẽ hứa hẹn ký kết các hợp đồng với các điều khoản hấp dẫn và đề nghị chuyển trước một phần tiền của hợp đồng để chiếm đoạt.

Thậm chí, một số đối tượng lừa đảo còn làm giả các giấy tờ như hóa đơn bốc hàng lên tàu, phí vận chuyển, chứng nhận chất lượng thủy sản... để chứng minh hàng đã được chuyển cho công ty nhằm tạo niềm tin, thuyết phục các công ty gửi trả tiền để chiếm đoạt.

Phía Na Uy cho biết, một số website mà đối tượng lừa đảo đã sử dụng là www.espevaerlaks.com, www.viemkcofisk.com, www.inkanorge.com, www.sunseaseafood.com, www.hansonfishingas.com, www.fjoksak.com. Để tránh bị lừa đảo, cảnh sát Na Uy khuyến cáo, khi trao đổi giao dịch nên đề nghị đối tác dùng “video conference” và lưu lại.

Bộ Công Thương khuyến cáo các công ty Việt Nam khi tiến hành hợp tác thương mại với các công ty Na Uy cần xác minh cẩn thận về đối tác để việc hợp tác, giao dịch được bảo đảm hơn.

Trang Nguyễn