Trong báo cáo có 03 điểm nhấn nổi bật. Thứ nhất là số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu tiên trong ba tháng. Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục đối mặt với các điều kiện kinh doanh khó khăn trong tháng đầu của năm 2023. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu đã cải thiện khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm chậm hơn và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại. Việc làm cũng giảm chậm hơn.

Ảnh internet
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm, tăng 46,4 điểm. Ảnh internet.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào tiếp tục tăng và đạt mức cao của sáu tháng. Trước tình hình đó, các nhà sản xuất đã tăng giá bán hàng lần đầu tiên trong ba tháng.

Dữ liệu của tháng 01/2023 cho thấy sản lượng ngành sản xuất tiếp tục giảm đáng kể, mặc dù đây là mức giảm nhẹ hơn một chút so với tháng 12/2022. Số lượng đơn đặt hàng mới giảm thường là nguyên nhân dẫn đến giảm sản lượng, khi một số công ty cho biết khách hàng có đủ hàng hóa lưu kho và không cần mua hàng vào thời điểm hiện tại.

Thứ hai, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm nhưng với tốc độ chậm hơn. Cụ thể, tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 01/2023 khi nhu cầu khách hàng vẫn yếu. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cải thiện, đặc biệt là khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng lần đầu tiên trong ba tháng. Nhờ vậy, tổng số lượng đơn đặt hàng mới giảm nhẹ và là mức giảm nhẹ nhất trong thời kỳ giảm hiện nay.

Thứ ba, chi phí tăng đạt mức cao của sáu tháng. Theo đánh giá của S&P Global, trong tháng 01/2023 tốc độ tăng chi phí đầu vào đã gia tăng tháng thứ năm liên tiếp và trở thành mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 07/2022.

Ở những nơi giá cả đầu vào tăng, các thành viên nhóm khảo sát cho biết nguyên nhân là do giá cả của nhà cung cấp, chi phí nhập khẩu và thuế tăng. Các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian có giá cả đầu vào tăng, nhưng các công ty sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản lại có giá cả đầu vào giảm.

Ảnh internet
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 47,4 điểm, tăng 46,4 điểm. Ảnh internet.

Chi phí đầu vào tăng nhanh hơn khiến các nhà sản xuất phải tăng giá bán hàng vào tháng đầu năm sau khi đã cố gắng giảm vào hai tháng cuối của năm 2022. Giá bán hàng đã tăng nhẹ, và tốc độ tăng là nhanh nhất trong sáu tháng.

Chi phí nguyên vật liệu, cùng với khối lượng công việc giảm đã khiến một số công ty tiếp tục giảm hoạt động mua hàng trong tháng 01/2023. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cải thiện nhu cầu khách hàng đã khuyến khích các nhà sản xuất khác tăng mua hàng hóa đầu vào, từ đó hoạt động mua hàng về tổng thể hầu như không thay đổi. Mặc dù vậy, hoạt động mua hàng hóa đầu vào giảm trong những tháng trước đã làm giảm lượng tồn kho hàng mua.

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã được rút ngắn một chút sau khi đã bị kéo dài trong hai tháng trước đó. Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm đã giúp các nhà cung cấp tăng tốc thời gian giao hàng. Niềm tin kinh doanh đã cải thiện thành mức cao của ba tháng với hy vọng nhu cầu sẽ mạnh lên trong năm, từ đó thúc đẩy tăng sản lượng. 

Công Huy (t/h)