Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Đông Nam Á “hút” đầu tư

Các nước Đông Nam Á đã chuẩn bị, áp dụng những biện pháp phòng ngừa nhằm giảm các tác động của cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc (Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung). Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ giúp Đông Nam Á được hưởng lợi; điều đáng lo là khả năng Washington mở rộng chính sách bảo hộ thương mại.

Mỹ - Trung đều tổn hại

Ngày 5/7/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc; quyết định có hiệu lực từ ngày 6/7. Trong hai tuần tiếp theo, quyết định đánh thuế lên 16 tỷ USD hàng hóa khác của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng sẽ có hiệu lực.

Sáng ngày 6/7, Trung Quốc quyết định áp thuế lên 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ với tổng giá trị là 34 tỷ USD. 

Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong cuộc “đối đầu” không khoan nhượng giữa hai cường quốc, gây hại nghiêm trọng đến chuỗi công nghiệp toàn cầu, ngăn cản đà phục hồi của kinh tế thế giới, tạo ra làn sóng bất ổn trên các thị trường và sẽ ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp nói chung và người tiêu dùng.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Đông Nam Á “hút” đầu tư - Hình 1

Sản phẩm hoa quả của Mỹ được bày bán tại siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc (Nguồn, TTXVN)

Trước những pha tấn công trực diện bằng thuế suất của Mỹ, ngày 8/8, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo tiến hành đánh thuế bổ sung 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ. Cùng với động thái này, Trung Quốc cũng bắt đầu thắt chặt “vòng kìm cô” đối với các công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc.

Chuyên gia Alexander Salitsky, Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) cho rằng, động thái gia tăng sức ép từ Washington đã khiến Trung Quốc phải tung đòn đáp trả và các công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc bị tổn thương nhiều nhất do có quan hệ gắn kết chặt chẽ với thị trường nội địa.

Theo các nhà phân tích, thay vì mua máy bay của hãng Boeing (Mỹ), Trung Quốc có thể đặt hàng với đối thủ cạnh tranh của hãng này là tập đoàn Airbus (Châu Âu), hoặc người tiêu dùng Trung Quốc có thể mua điện thoại di động của tập đoàn Xiaomi thay vì iPhone của Apple. Điều đó khiến Apple đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh thu nghiêm trọng.

“Vậy điều gì sẽ xảy ra với các công ty Mỹ đang hoạt động trên thị trường Trung Quốc? Có lẽ họ sẽ phải điều chỉnh để thích ứng với tình trạng thực tại, như chuyển một số chi nhánh hay cơ sở sản xuất tới các quốc gia khác, hoặc cũng có thể quay trở về Mỹ. Dẫu vậy, vẫn có một số ý kiến hoài nghi về việc các công ty Mỹ sẽ từ bỏ thị trường đầy tiềm năng này do sự tăng trưởng đều đặn của nền kinh tế”, ông Salitsky nói.

Các biện pháp đáp trả có thể giúp Trung Quốc đối phó với Mỹ song cũng khó tránh khỏi việc gây tác dụng ngược lại đối với chính nước này. Đơn cử, người lao động Trung Quốc mất việc hay một số công ty Trung Quốc phụ thuộc vào đối tác Mỹ sẽ phá sản.

Trung Quốc tẩy chay hàng hóa do các công ty Mỹ sản xuất sẽ làm ảnh hưởng tới chính thị trường lao động của Trung Quốc. Dễ nhận thấy điều này khi công ty hàng đầu của Mỹ như Apple đã đặt các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc và sử dụng đông đảo lao động địa phương.

Trong một số trường hợp, nhiều công ty Trung Quốc đang đầu tư mạnh tay vào những thương hiệu hàng đầu của Mỹ. Ngoài ra, tập đoàn GM của Mỹ cũng liên doanh với các nhà sản xuất ôtô lớn nhất của Trung Quốc như tập đoàn SAIC Motor hay FAW Group. Thực tế, cuộc chiến thanh thương mại này, bất cứ biện pháp nào Trung Quốc thực hiện cũng gây tổn hại cho Mỹ nhưng chính Trung Quốc cũng sẽ không tránh khỏi tổn thất.

Các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định, nước này không muốn bước vào một cuộc chiến thương mại với Mỹ nhưng sẽ không ngần ngại đấu tranh khi lợi ích bị tổn hại. Theo nhà phân tích Alexander Salitsky, Trung Quốc sẽ không đồng ý thỏa hiệp trước những yêu cầu vô lý từ phía Mỹ và cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ gây tổn hại lớn đến lợi ích của cả 2 bên.

Đông Nam Á hưởng lợi?

Các chuyên gia kinh tế nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ giúp nhiều nước Đông Nam Á được hưởng lợi. Điều duy nhất mà các quốc gia lo ngại là khả năng Washington mở rộng chính sách bảo hộ thương mại tới Đông Nam Á.

Theo nghiên cứu của công ty môi giới chứng khoán CGS-CIBM, các loại sản phẩm mà những nước Đông Nam Á đang cạnh tranh với Trung Quốc và Mỹ như thiết bị điện tử, máy móc, hóa chất, phụ kiện máy bay, lốp cao su và thiết bị y tế, có thể hưởng lợi từ việc chuyển đổi nhu cầu tiêu dùng tại hai thị trường lớn của thế giới.

Rào cản thuế quan mà Mỹ áp đặt sẽ khiến giá cả các mặt hàng Trung Quốc tăng cao, và làm giảm sức cạnh tranh. Tận dụng cơ hội này, nhiều công ty Đông Nam Á có thể xâm nhập thị trường Mỹ.

Hiện các nước trong khu vực này đang gia tăng một loạt các đơn đặt hàng mới. Khoảng 1/3 trong số hơn 430 công ty Mỹ ở Trung Quốc cũng đang xem xét việc di chuyển các nhà máy sản xuất sang các nước lân cận trong bối cảnh căng thẳng leo thang. Theo kết quả khảo sát công bố ngày 13/9 bởi AmCham Trung Quốc và AmCham Thượng Hải, các nước Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu của họ.

Theo một số chuyên gia kinh tế, khối 10 nền kinh tế ASEAN là một thỏi nam châm tự nhiên cho các nhà máy mới thành lập nhờ chi phí sản xuất thấp và có năng suất sản xuất tốt, chưa kể đến sự gần gũi về địa lý với Trung Quốc.

Ông Matthew Pottinger, Giám đốc cấp cao phụ trách khu vực châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cho biết: “Sẽ có một sự gián đoạn trong quá trình điều chỉnh quan hệ kinh tế của Mỹ với Trung Quốc. Trước mắt, sẽ mở ra các cơ hội mới cho những nước thành viên ASEAN, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của Mỹ. ASEAN sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hơn cho đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao”.

Tại Việt Nam, một nhà sản xuất đồ nội thất gia đình cung cấp cho các cửa hàng Wal-Mart tại Mỹ đang có kế hoạch tăng lượng xuất khẩu 30% trong năm nay và năm 2019. Bên cạnh đó, hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong… đang dịch chuyển sang Việt Nam, chủ yếu để đa dạng hóa các khoản đầu tư. Xu hướng này đặc biệt mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, bởi chi phí rẻ khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn Trung Quốc. Song tác động tiêu cực là Việt Nam có thể vướng rắc rối với những hàng xuất khẩu có xuất xứ Trung Quốc, giống như khi Mỹ quyết định áp thuế chống phá giá đối với thép Việt Nam, và có thể lan sang những hàng hóa khác.

Giới phân tích khẳng định, ngay cả khi chiến tranh thương mại không xảy ra, một hệ thống hiệp định thương mại tự do với sự tham gia của ASEAN và các nước thành viên sẽ khiến Đông Nam Á trở nên hấp dẫn hơn đối với những doanh nghiệp muốn rời khỏi Trung Quốc.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chưa tìm được lối thoát đang tác động nặng nề không chỉ đối với nền kinh tế hai nước mà cả thế giới. Các chuyên gia kinh tế ước tín, mỗi 100 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế có thể khiến thương mại toàn cầu sụt giảm khoảng 0,5%.

 Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.

Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024
Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024

Ngày 24/4, tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu Hội Soóng, tỉnh Quảng Ninh cọ đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn.

Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng
Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng

Liên quan đến vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả, Cơ quan CSĐT Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm một đối tượng về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Chiều ngày 24/4, tại thành phố Móng Cái, Cục Hải quan tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) biên giới và phát triển đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.

Công an TP. Thanh Hóa bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Công an TP. Thanh Hóa bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Quảng Ninh: Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Quảng Ninh: Tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự (ANTT), tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, cơ sở, Công an tỉnh đã thành lập đoàn liên ngành gồm nhiều đơn vị nghiệp vụ tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT trên địa bàn tỉnh, phục vụ công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.