Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chính phủ yêu cầu quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường những tháng cuối năm

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 85/NQ-CP về hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Sáu năm 2022, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Nghị quyết nêu rõ, thời gian tới, dự báo kinh tế thế giới phục hồi chậm lại, diễn biến khó lường và gặp nhiều khó khăn; lạm phát tiếp tục ở mức cao ở một số nền kinh tế lớn; xung đột tại Ukraine có thể kéo dài, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt; tác động từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong 6 tháng cuối năm có thể nghiêm trọng hơn; dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Ở trong nước, nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh hơn; tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, áp lực lạm phát gia tăng, chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của những biến động bên ngoài do độ mở cao, trong khi sức chống chịu và khả năng thích ứng của nền kinh tế còn hạn chế...

Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, theo dõi chặt chẽ tình hình, sẵn sàng phương án điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo ứng phó kịp thời với diễn biến thế giới, trong nước; tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính tri, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiên định mục tiêu ưu tiên và nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất hiện nay là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra cho năm 2022.

Chính phủ yêu cầu trong 06 tháng cuối năm các cấp, các ngành, các địa phương phải tập trung 13 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 

1- Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, thận trọng, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô;

2- Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công;

3- Quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường, tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu;

4- Bảo đảm vững chắc nguồn cung năng lượng, an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống;

5- Thúc đẩy thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia;

6- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài;

7- Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân;

8- Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân;

9- Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai;

10 – Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; hoàn thiện tổ chức, bộ máy và sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính Nhà nước;

11- Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong hệ thống hành chính Nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

12- Bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự, an toàn xã hội; chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế;

13- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội

PV

Bài liên quan

Tin mới

Đến nay, Nam Định đã "sở hữu" 431 sản phẩm OCOP
Đến nay, Nam Định đã "sở hữu" 431 sản phẩm OCOP

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều năm qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) tại Nam Định đã gặt hái được nhiều kết quả đáng mừng. Hết năm 2023, toàn tỉnh có 431 sản phẩm OCOP.

BTL Vùng Cảnh sát biển 3 tiếp tục hỗ trợ 2.000 bình nước uống tinh khiết cho nhân dân
BTL Vùng Cảnh sát biển 3 tiếp tục hỗ trợ 2.000 bình nước uống tinh khiết cho nhân dân

Ngày 5/5, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Đoàn thanh niên Sở công thương; Sở An toàn thực phẩm, Khu công nghệ cao; Công an Thành Phố Hồ Chí Minh tặng nước uống cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Tin vui: Thu nhập bình quân của lao động tăng, đạt 7,6 triệu đồng/tháng
Tin vui: Thu nhập bình quân của lao động tăng, đạt 7,6 triệu đồng/tháng

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thu nhập bình quân của lao động quý I/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301.000 đồng. Nhưng, cả nước vẫn còn 1,4 triệu thanh niên chưa có việc làm.

Nghìn quân hùng dũng tổng duyệt diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Nghìn quân hùng dũng tổng duyệt diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 5/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

20h hôm nay sẽ có cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
20h hôm nay sẽ có cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là chương trình quy mô lớn, với ê kip thực hiện khoảng 500 người và sự tham gia của khoảng 1.000 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên trực tiếp biểu diễn tại 5 điểm cầu.

Khen thưởng các đơn vị hoàn thành dựng cột, kéo dây 6 khoảng néo đầu tiên dự án đường dây 500kV mạch 3
Khen thưởng các đơn vị hoàn thành dựng cột, kéo dây 6 khoảng néo đầu tiên dự án đường dây 500kV mạch 3

Công đoàn Điện lực Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ khen thưởng đặc biệt, vinh danh các đơn vị đã xuất sắc hoàn thành việc dựng cột và kéo dây cho 6 khoảng néo đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3, một phần trong cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu.