Chống hàng giả, hàng nhái: Đề cao trách nhiệm người đứng đầu (*)
Phó thủ tướng thường trực, Trưởng BCĐ/389/QG Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành chức năng cần nhìn nhận rõ những hạn chế, tồn tại và chỉ ra được nguyên nhân - giải pháp khắc phục… Kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11), TH&CL lược ghi một số nội dung chỉ đạo của Phó thủ tướng trong năm 2019 về công tác này.
Siết chặt hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam
Ngày 18/10, làm việc tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM) và hàng giả, Phó thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh cần thực hiện có hiệu quả công tác quản lý cửa khẩu, kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, chống buôn lậu, GLTM và hàng giả, ma túy, cũng như thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK, xuất nhập cảnh, quá cảnh.
Đồng thời, làm tốt công tác kiểm soát, phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên địa bàn và các lực lượng của Trung ương trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, GLTM và hàng giả. Không để xảy ra các ổ nhóm buôn lậu trên địa bàn, có quan hệ tốt với nước bạn trên cơ sở đoàn kết, phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ giao. Mặt khác, các lực lượng chức năng cần chú ý tình trạng làm giả xuất xứ hàng hóa của Việt Nam xuất đi các nước khác, làm ảnh hưởng đến hàng hóa Việt.
Phó thủ tướng thường trực, Trưởng BCĐ/389/QG Trương Hòa Bình
Ngày 27/8, làm việc tại Thừa Thiên Huế, Phó thủ tướng yêu cầu tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ 389/QG. Nghiêm túc đánh giá tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ đó đề ra giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống buôn lậu, GLTM và hàng giả.
Làm tốt công tác truyền thông, phát động phong trào quần chúng nhân dân, phát hiện, cung cấp thông tin về hoạt động buôn lậu, GLTM và hàng giả. Tăng cường hợp tác quốc tế để nắm bắt tình hình, chia sẻ thông tin và phối hợp lực lượng phòng chống chống buôn lậu, GLTM và hàng giả hiệu quả. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, có các giải pháp, biện pháp phát hiện, phòng ngừa, xử lý cán bộ, công chức vi phạm, bao che, tiếp tay cho buôn lậu, GLTM và hàng giả.
Ngày 24/8, thị sát công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trên địa bàn TP. Móng Cái (Quảng Ninh), Phó thủ tướng đề nghị cán bộ, công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái cần tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt một số nhiệm vụ lớn. Trong đó, có việc hiện đại hóa hải quan gắn với cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch quy trình, thủ tục, hỗ trợ đồng hành cùng DN với mục tiêu giảm thủ tục, giảm thời gian thông quan, giảm chi phí và giảm thiểu tiếp xúc hải quan - DN.
Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý cửa khẩu, kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK, xuất nhập cảnh, quá cảnh. Kiên quyết không để hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam, hàng cấm lọt qua biên giới vào nước ta, hàng hóa tái xuất thẩm lậu, nhất là đối với mặt hàng thuốc lá, rượu ngoại. Không để xảy ra các đường dây ổ nhóm buôn lậu trên địa bàn.
Ngày 19/8, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tây Ninh về công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả, Phó thủ tướng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, bất cập trong việc thực hiện các giải pháp phòng chống, đấu tranh. Đó là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quyết liệt, có lúc, có nơi buông lỏng, thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc dẫn đến hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới còn phức tạp; trong nội địa, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu diễn ra tại địa phương.
Còn thiếu quyết liệt trong việc điều tra, triệt phá đường dây buôn lậu thuốc lá. Các vụ việc xử lý liên quan đến thuốc lá lậu trong thời gian qua chỉ mới dừng lại ở người vận chuyển, mang vác thuê…
Đẩy lùi những tồn tại, hạn chế trong đấu tranh
Ngày 20/6, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng giao các bộ Công an, Công Thương, Tài chính tiếp tục điều tra, làm rõ, mở rộng vụ án buôn bán xăng giả của Trịnh Sướng. Cần quản lý chặt chẽ việc cấp phép kinh doanh xăng dầu, dung môi, pha chế dung môi; tổng rà soát các DN kinh doanh xăng dầu đã được cấp phép, giám sát và quản lý tốt chất lượng xăng dầu trước khi bán ra thị trường.
Cùng với đó, chỉ đạo Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế tăng cường quản lý hoạt động và việc kê khai, chấp hành nghĩa vụ thuế của các DN kinh doanh xăng dầu, dung môi, chất kích Ron, bảo đảm việc nhập chất dung môi phải đúng theo quy định của pháp luật.
Các bộ, ngành thành viên BCĐ 389/QG, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tục tiếp thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch của BCĐ 389/QG về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, GLTM trong kinh doanh xăng dầu; kiểm điểm, xác định trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan khi để trên địa bàn xảy ra tình trạng sản xuất, buôn bán xăng dầu giả, kém chất lượng.
Bắt giữ, xử lý thuốc lá lậu
Ngày 31/5, làm việc với thường trực BCĐ 389/QG, bên cạnh biểu dương những kết quả đạt được, Phó thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ: Công cuộc đấu tranh phòng chống buôn lậu và GLTM thời gian qua còn những hạn chế, tồn tại. Tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm… bày bán công khai ở nhiều nơi; hàng cấm, hàng độc hại từ nước ngoài vẫn xâm nhập vào Việt Nam với số lượng lớn.
Đặc biệt, trong xử lý vi phạm, nhất là xử lý trách nhiệm của cán bộ công chức có liên quan vẫn tình trạng nể nang, bao che, thiếu kiên quyết; hoạt động điều tra, xử lý một số vụ việc vi phạm cụ thể còn chậm trễ, kéo dài, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Công tác quản lý nhà nước về một số lĩnh vực còn nhiều bất cập, sơ hở, trong khi trách nhiệm không cụ thể dẫn đến tình trạng buôn lậu, gian lận ở những lĩnh vực này diễn biến phức tạp, gia tăng nhưng khó xử lý, nhất là lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xác định giá tính thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, tạm nhập tái xuất hàng hóa…
Do đó, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng cần nhìn nhận rõ những hạn chế, tồn tại và chỉ ra được nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Đặc biệt, cần nêu cao hơn nữa tinh thần, trách nhiệm của các bộ, ngành chức năng để thúc đẩy hành động một cách quyết liệt đối với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, GLTM và hàng giả.
Ngày 14/2, đến thăm và làm việc với Tổng cục QLTT, bên cạnh biểu dương những thành tích, kết quả đạt được, Phó thủ tướng cũng chỉ rõ: Công tác kiện toàn nhân sự gặp những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm theo quy định. Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức QLTT chưa đồng đều; có công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, biểu hiện bao che, tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật và đã bị xử lý. Điều kiện làm việc như trụ sở, kinh phí, trang thiết bị còn thiều thốn, biên chế còn mỏng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, GLTM và hàng giả còn bất cập…
Trong thời gian tới, để xử lý hiệu quả hơn tình trạng buôn lậu, GLTM và hàng giả nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các DN đầu tư, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi NTD, Phó thủ tướng yêu cầu lực lượng QLTT tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Ngày 20/1, đến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị, Phó thủ tướng cho rằng: Tình trạng mua bán, vận chuyển hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay và QL9 từ biên giới vào nội địa diễn biến phức tạp và chiều hướng tăng. Do đó, cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng tăng cường hợp tác với phía bạn Lào để quản lý, bảo vệ biên giới kiểm soát chặt chẽ cửa khẩu, đấu tranh phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm.
Tiếp tục công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng cho hành khách phương tiện, hàng hóa lưu thông biên giới, đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập…
(*): Tiêu đề do Tòa soạn đặt
Minh Anh
Tin mới
Mưa lũ không ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên
Những ngày vừa qua, ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến nhiều khu vực dân cư ven sông Cầu của tỉnh Thái Nguyên ngập úng nặng nề. Tuy nhiên, mưa lũ không làm ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Huyện Lâm Bình - Tuyên Quang: Cấm người và phương tiện tham gia giao thông qua đèo Kéo Nàng
Do mưa lớn kéo dài, tại km 209+900 ĐT.185 (khu vực đèo Kéo Nàng, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) bị sạt lở, gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại...
Công điện về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký công điện số 6908/CĐ-BCT ngày 10 tháng 9 năm 2024 về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Tạm dừng giao thông qua bến phà Đình Khao từ ngày 24 - 27/9/2024
Khu Quản lý đường bộ IV - Cục đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vân tải) có thông báo về việc tạm dừng hoạt động bến phà Đình Khao để sửa chữa, thay thế ponton 500K, phao phụ 500K-P ở 2 bên bờ...
Bình Thuận: Yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết
Ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP. Phan Thiết và các cơ quan, đơn vị có liên quan của thành phố để xảy ra tình trạng xây dựng công trình không phép tại khu vực "dốc Hoàng Hôn"…
Bảo Việt ủng hộ 5 tỷ đồng gửi đến đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra
Để kịp thời chung tay cùng đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra, Bảo Việt đã trích quỹ an sinh xã hội của Tập đoàn và các đơn vị thành viên để ủng hộ 5 tỷ đồng cho các tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam