Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ động đề xuất vướng mắc trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng trong việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban; thu thập thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, nhất tại các địa bàn trọng điểm, các vụ việc nghiêm trọng được dư luận quan tâm, các vướng mắc, khó khăn của lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để tham mưu, đề xuất Trưởng Ban có ý kiến chỉ đạo xử lý kịp thời.

Đó là một trong những yêu cầu của Phó Thủ tướng Thường trực- Trưởng BCĐ 389 quốc gia Trương Hòa Bình đối với VPTT thực hiện trong thời gian tới.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật, về kết quả đấu tranh của các lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chỉ rõ vi phạm và các tổ chức, cá nhân có liên quan, trách nhiệm của người đứng đầu. Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tăng cường vai trò của xã hội trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát; thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Chủ động đề xuất vướng mắc trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả - Hình 1

Văn phòng Thường trực BCĐ 389 quốc gia đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với các lực lượng chức năng địa phương để nắm bắt kịp thời khó khăn, vướng mắc trong đấu tranh chống buôn lậu. Ảnh: TH

Bên cạnh đó, BCĐ 389 bộ, ngành, địa phương cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có bất cập, sơ hở liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là các quy định thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành để hỗ trợ lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới; phòng ngừa, ngăn chặn triệt để tình trạng hàng hóa sản xuất ở nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam xuất sang nước thứ 3, rác thải độc hại nhập khẩu vào Việt Nam, các hành vi chuyển giá, trốn thuế.

Triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 03 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn người Việt Nam xuất cảnh, di cư trái phép, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài trong tình hình hiện nay; Chỉ thị 17/CP-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Từ đầu năm đến nay, Văn phòng Thường trực 389 quốc gia đã chủ trì tham mưu chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ đạo của Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Chỉ dạo 389 quốc gia đối với các kế hoạch chuyên đề của Ban Chỉ đạo, các ý kiến chỉ đạo đấu tranh, xử lý các hiện tượng, vụ việc nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như: xăng dầu, thuốc lá, xì gà; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu; phân bón, vật tư nông nghiệp,...

Phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị tổng kết Kế hoạch 243/KH-VPTT ngày 28/6/2017 về đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai. Kết quả thực hiện kế hoạch, nhiều vụ việc vi phạm bị phát hiện, bắt giữ, số thuế thu nộp ngân sách nhà nước tại nhiều chi cục hải quan tăng vượt bậc so với cùng kỳ năm 2016 và các tháng trước khi triển khai kế hoạch. Tiếp tục khảo sát và phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng Kế hoạch chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đường bộ tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh.

Tiếp nhận nhiều tin báo qua đường dây nóng, đã đánh giá, phân loại chuyển 24 tin báo có cơ sở, 09 đơn khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc thẩm quyền để xử lý theo quy định. Điển hình là việc thu hồi 2.000 sản phẩm sữa và thực phẩm bổ sung sử dụng cho phụ nữ và trẻ em của Công ty Cổ phần Công nghiệp thực phẩm Vinanusoy và Công ty Cổ phần Thực phẩm Light Food được sản xuất tại cơ sở sản xuất không có biển hiệu, tên cơ sở tại một địa chỉ ở thành phố Hà Nội; phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường TP Hà Nội kiểm tra, phát hiện, bắt giữ lô hàng trị giá gần 2 tỷ đồng gồm linh, phụ kiện điện thoại di động, thiết bị âm thanh và nhiều thiết bị điện tử khác có xuất xứ nước ngoài khi hàng được vận chuyển qua địa bàn thành phố Hà Nội.

VPTT phối hợp Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng xây dựng kế hoạch tổ chức lực lượng xử lý thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khu vực đường mòn, lối mở tại các tỉnh miền Trung và Tây Nam bộ; sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng theo Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ; các kế hoạch chuyên đề về xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xì gà…

Theo BCĐ389

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW

Ngày 30/03, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Đại diện siêu thị NTA GROUP nói gì về hàng hóa, thực phẩm thiếu thông tin tem nhãn phụ Tiếng Việt
Đại diện siêu thị NTA GROUP nói gì về hàng hóa, thực phẩm thiếu thông tin tem nhãn phụ Tiếng Việt

Sau khi Thương hiệu & Công luận có bài phản ánh về việc siêu thị NTA GROUP có địa chỉ Tòa Gold Tower số 275 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội bày bán hàng hóa, thực phẩm thiếu nguồn gốc xuất xứ và tem nhãn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin về sản phẩm. Mới đây, đại diện siêu thị NTA GROUP đã trao đổi với phóng viên về những thông tin tạp chí phản ánh.

Điểm tên nhân tố giúp Việt Nam trở thành “công xưởng” sản xuất của thế giới
Điểm tên nhân tố giúp Việt Nam trở thành “công xưởng” sản xuất của thế giới

Các nhân tố khiến nhiều tập đoàn lớn dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam bao gồm: Cơ sở hạ tầng được cải thiện; nhân công rẻ; đặc biệt là sự tiến bộ của ngành công nghiệp Việt Nam, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo giữ vị thế dẫn dắt toàn ngành công nghiệp đã duy trì được đà tăng trưởng trong nhiều năm qua.

Ngành dược hướng đến sản xuất thuốc phát minh
Ngành dược hướng đến sản xuất thuốc phát minh

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, cần làm rõ khả năng tự sản xuất nguồn dược liệu, nguyên liệu trong nước. Thứ hạng của ngành dược Việt Nam trong nghiên cứu, sản xuất và chất lượng sản phẩm so với thế giới. Cần cân bằng giữa phát triển ngành dược hiện đại với ngành y học dân tộc, y học cổ truyền, dược liệu y học thân thiện để phát huy tiềm năng, thế mạnh vốn có.

Vụ hơn 70 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm: Trưởng phòng Y tế, Giáo dục không nắm được công ty cung cấp thực phẩm cho bao nhiêu trường
Vụ hơn 70 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm: Trưởng phòng Y tế, Giáo dục không nắm được công ty cung cấp thực phẩm cho bao nhiêu trường

Liên quan vụ việc hàng chục học sinh trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) nghi bị ngộ độc sau buổi dã ngoại, trao đổi với báo chí, Trưởng phòng Y tế lẫn Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân không nắm được Công ty Cổ phần thực phẩm Ngôi Sao Xanh cung cấp suất ăn cho bao nhiêu trường học trên địa bàn.

ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu
ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong các chuỗi cung ứng toàn cầu

Các nền kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, bao gồm các đại dịch trong tương lai, bất ổn địa chính trị và biến đổi khí hậu, theo nhận định trong một báo cáo được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố hôm nay.