Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ động trước thảm họa thiên tai

Tình hình thiên tai ở nước ta có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Chuẩn bị bước vào mùa mưa bão năm 2014, để chủ động ứng phó, Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt bão (PCLB) Trung ương, Ủy ban Quốc gia (UBQG) tìm kiếm, cứu nạn đã đề ra phương châm “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

Thiên tai dồn dập

Năm 2013, có 15 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó có 12 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Ba cơn bão số 10, 11, 14 liên tiếp đổ bộ vào các tỉnh miền Trung vào tháng 10 và tháng 11, gây mưa, lũ đặc biệt lớn làm thiệt hại nặng nề về người, tài sản. Thiếp đó, siêu bão Haiyan (một trong những cơn bão mạnh nhất được ghi nhận trên thế giới) đã tràn qua Philippines, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Vào Biển Đông, bão Haiyan tiếp tục duy trì sức gió cực mạnh, di chuyển nhanh, thay đổi hướng nhiều lần, rồi đổ bộ vào Hải Phòng – Quảng Ninh. Hoàn lưu bão gây mưa lớn từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa và Tây Nguyên. Đỉnh lũ các sông phổ biến ở mức báo động 3 và trên báo động 3. Đặc biệt, lũ trên sông Trà Khúc, sông Vệ (Quảng Ngãi), sông Kôn (Bình Định), sông Ba (Gia Lai) vượt mức lịch sử từng được ghi nhận năm 1987 và 1999…

Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9, trên địa bàn một số tỉnh miền núi Bắc Bộ liên tiếp xảy ra mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề nhất là trận lũ quét xảy ra vào đầu tháng 9 tại huyện Sa Pa (Lào Cai).

Sau nhiều năm, trên hệ thống sông Thái Bình cũng đã xuất hiện lũ lớn trên báo động 3, các hồ chứa ở Bắc Bộ đều đạt và vượt mức nước dâng bình thường. Các hồ chứa lớn như Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chác, Cấm Sơn, Núi Cốc… đã nhiều lần phải xả lũ.

Không chỉ bão, lũ… trong năm 2013, cả nước còn xảy ra 210 đợt dông sét, lốc xoáy, mưa đá có mức độ tàn phá đặc biệt nghiêm trọng. Điển hình là trận lốc xoáy kèm mưa đá tàn phá nhiều nhà cửa, gây thiệt hại lớn về sản xuất đối với tỉnh Lào Cai vào cuối tháng 3/2013. Tiếp đó, rét đậm, rét hại liên tục xuất hiện ở miền bắc. Tại Sa Pa (Lào Cai) ghi nhận mưa tuyết lớn chưa từng thấy.

Ở phía nam, triều cường cũng đạt đỉnh trong vòng 60 năm quan. Tại TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh… nhiều khu vực thấp trũng bị ngập sâu, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Diễn biến thiên tai năm 2013 cho thấy xu hướng ngày càng bất thường, mức độ ảnh hưởng, thiệt hại cũng vô cùng lớn: Làm 285 người chết và mất tích; 859 người bị thương; 12.185 nhà bị đổ, sập, trôi; 893.435 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 345.802 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; hàng triệu mét khối đất đá giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp, ước thiệt hại về vật chất khoảng 28.000 tỷ đồng.

Chủ động ứng phó

Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước vẫn ưu tiên cho công tác PCLB, bố trí kinh phí kịp thời cho tu bổ, nâng cấp đê, kè, cống, hồ chứa, khu neo đậu tàu thuyền, công trình chống sạt lở, di dân tái định cư vùng thiên tai, tìm kiếm cứu nạn…

Sự chủ động trong chỉ đạo, điều hành, phối hợp từ T.Ư đến địa phương trong công tác PCLB ngày một tốt và hiệu quả hơn. Trong ứng phó với siêu bão Haiyan, Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư – UBQG tìm kiếm, cứu nạn đã theo dõi sát sao diễn biến của bão để kịp thời điều chỉnh, bổ sung vùng, phạm vi ảnh hưởng của bão và đã có công điện chỉ đạo, tham mưa cho Thủ tướng Chính phủ có tiếp công điện chỉ đạo nhiều tỉnh, thành phố triển khai các phương án đối phó siêu bão, giúp các địa phương và nhân dân chủ động hơn trong công tác phòng tránh.

Hệ thống thông tin liên lạc giám sát tàu cá MOVIMA do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn lắp đặt tiếp tục chứng tỏ hiệu quả trong giám sát, quản lý hoạt động tàu cá trên biển, giúp công tác chỉ đạo điều hành của T.Ư và từng địa phương được thuận lợi, kịp thời và an toàn, đồng thời đảm bảo hiệu quả khai thác, sản xuất của ngư dân.

Các địa phương cũng đã sớm tổng kết công tác PCLB, xây dựng phương án ứng phó bão, lũ và thiên tai; kiện toàn ban chỉ huy PCLB & tìm kiếm cứu nạn; tăng cường nâng cấp, tu bổ các công trình đê điều, hồ chứa, cơ sở hạ tầng cụm, tuyến dân cư, khu neo đậu tàu thuyền, công trình phòng, chống sạt lở, trồng rừng, di dân tái định cư khỏi vùng bão lũ, sạt lở; tổ chức diễn tập phòng, chống lụt bão – tìm kiếm, cứu nạn quy mô cấp huyện, xã; tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở và đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân…

Chuẩn bị bước vào mùa mưa bão năm 2014, các địa phương đang khẩn trương kiểm tra, rà soát để kịp thời tu bổ, đảm bảo an toàn các công trình đê điều, hồ đập, đường giao thông vượt lũ, khu neo đậu tàu thuyền, hệ thống điện, thông tin kien lạc, trường học, trạm y tế… Chương trình “Hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung” cũng đang được nghiên cứu, lồng ghép các cơ chế chính sách để triển khai nhân rộng hỗ trợ cho khoảng 60.000 hộ nghèo cải thiện nhà ở phòng tránh lũ, bão.

Bài học sơ tán dân ở Đà Nẵng

Năm 2013, đã có 2 cơn bão mạnh liên tiếp đổ bộ vào Đà Nẵng. Cơ sở hạ tầng thiệt hại nặng nề, tài sản nhân dân mất mát, nhưng địa phương không có người thiệt mạng do mưa, lũ, bão. Đây là sự thành công lớn, thể hiện quyết tâm, nỗ lực của chính quyền và nhân dân thành phố trong công tác phòng tránh, ứng phó thiên tai.

Thành phố đã sớm có phương án sơ tán dân vùng ven sông, biển, trũng thấp, chân núi, hạ du các hồ chứa; kiểm tra phương tiện ứng phó, công tác chuẩn bị của địa phương theo phương châm “bốn tại chỗ” để đối phó với thiên tai. Các ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết, thuốc men, nhiên liệu, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo sẵn sang phục vụ công tác cứu trợ. Các đội cứu hộ - cứu nạn cấp thành phố và quận, huyện cũng được thành lập, có nhiệm vụ tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học… phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, sơ tán nhân dân khỏi vùng nguy hiểm, tổ chức cứu hộ - cứu nạn, khắc phục các công trình bị sập đổ, phục vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm đến các vùng bị cô lập… Khi có bão lớn, người dân được di dời từ nhà không kiên cố sang nhà kiên cố; vào các công sở, cơ quan, trường học, nhà cao tầng… cách xa bờ biển ít nhất 500m.

Thực tế các công việc được triển khai khi xuất hiện mưa bão trên địa bàn Đà Nẵng đã cho thấy sự hiệu quả, đặc biệt là việc tổ chức sơ tán dân, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.

Theo Thời Nay

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.