Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch nước Tô Lâm: Cải cách tư pháp là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp, nhạy cảm

Cải cách tư pháp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân... Đây cũng là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp, nhạy cảm, phạm vi ảnh hưởng rộng.

Sáng 31/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả công tác trong thời gian qua; đồng thời thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Ảnh TTXVN.

Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Dự cuộc họp còn có các Ủy viên Trung ương Đảng là thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.

Báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết, trong các nhiệm kỳ, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và các ban chỉ đạo tỉnh ủy, thành ủy, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan đã thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đồng thời ban hành kịp thời, đầy đủ các chương trình, kế hoạch công tác toàn khóa và hàng năm; bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tư pháp và mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng có liên quan đến cải cách tư pháp và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, tình hình thực tiễn.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cho ý kiến đối với Báo cáo về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và một số kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, nêu rõ những ưu điểm, hạn chế, kết quả công tác nổi bật và đề xuất phương hướng triển khai thực hiện.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên họp.
Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên họp.

Các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục thống nhất báo cáo Bộ Chính trị về sự cần thiết duy trì tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo để giúp Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cải cách tư pháp theo các chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW, bảo đảm công tác tư pháp và cải cách tư pháp nói chung, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp nói riêng tiếp tục đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng.

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao sự chủ động, tích cực và những kết quả quan trọng trong thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo.

Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao Ban Chỉ đạo trong các nhiệm kỳ đã thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó đã chỉ đạo hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp; thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp trong nhiều đạo luật lớn về tư pháp như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Tạm giữ, tạm giam, Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá, Luật Công chứng, Luật Luật sư..., góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, Chủ tịch nước chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp trong các nghị quyết của Đảng.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, cải cách tư pháp là một trong những nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng, nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm thực hiện nhất quán nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Đây cũng là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp, nhạy cảm, phạm vi ảnh hưởng rộng.

Theo Chủ tịch nước, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hội nhập quốc tế sâu rộng. Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, chưa có tiền lệ cả trong quan hệ dân sự, hành chính, thương mại, lao động và an ninh, trật tự; đòi hỏi của người dân, xã hội đối với các cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp ngày càng cao. 

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương
Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương. Ảnh VOV.vn.

Trong bối cảnh đó, công tác tư pháp và cải cách tư pháp cần phải tiếp tục được đẩy mạnh, với quyết tâm chính trị cao, có lộ trình phù hợp, chống bảo thủ, cục bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và toàn xã hội, kiên trì mục tiêu, định hướng đã được xác định để đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới.

Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Trung ương và các cơ quan liên quan, sớm trình Bộ Chính trị xem xét, thông qua Đề án "Tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương" theo hướng tiếp tục duy trì tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo, với thành phần cơ bản giữ nguyên như nhiệm kỳ 2016 - 2021. Ban Nội chính Trung ương phối hợp với các cơ quan có lãnh đạo là thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm cải cách tư pháp từ nay đến hết nhiệm kỳ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế của Ban Chỉ đạo thời gian qua như: Một số đề án, báo cáo trình Ban Chỉ đạo chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng chưa cao; chưa kịp thời cho ý kiến chỉ đạo hoặc đề xuất với Bộ Chính trị cho ý kiến về cơ chế, chính sách giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp của các cấp ủy, tổ chức Đảng có liên quan.

Chủ tịch nước nêu rõ, cải cách tư pháp là một trong những nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng, nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bảo đảm thực hiện nhất quán nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; đồng thời, đây cũng là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp, nhạy cảm, phạm vi ảnh hưởng rộng.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.