Sáng kiến “Vành đai và Con đường” được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu lần đầu tiên trong chuyến thăm Trung Á (tháng 9/2013) và Đông Nam Á (tháng 10/2013).
Trước đó, vào ngày 12/11/2017, nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Ngày 14 đến ngày 15/5/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” lần đầu tiên tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ngày 25 đến ngày 27/4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” lần thứ hai tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Thủ tướng đã có bài phát biểu tại hội nghị bàn tròn các nhà lãnh đạo, chia sẻ 30 năm đổi mới của Việt Nam, nhấn mạnh phát triển là trách nhiệm của mỗi quốc gia và phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh cùng với hội nhập quốc tế sâu rộng là nền tảng cho hợp tác thành công.
Trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể duy trì xu thế phát triển và đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (30/10 đến 1/11/2022).
Sáng kiến "Vành đai và Con đường" có phạm vi địa lý trải dài từ châu Á sang châu Âu và có thể mở rộng ra châu Phi, châu Mỹ La-tinh. Hai cấu phần chính là Vành đai kinh tế con đường tơ lụa (trên bộ) và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.
Trung Quốc đề xuất 5 mảng hợp tác chính trong khuôn khổ sáng kiến là: Kết nối chính sách, Kết nối cơ sở hạ tầng, Kết nối thương mại và đầu tư, Kết nối tài chính - tiền tệ, Kết nối con người.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đến hết năm 2022, Trung Quốc đã ký 206 thỏa thuận hợp tác về BRI với 151 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế, triển khai khoảng 3.000 dự án trong nhiều lĩnh vực với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ USD.
PV