Được biết, ông sinh ra trong gia đình có một khu công nghiệp chuyên gia công các mặt hàng kim hoàn lớn nhất miền Trung (trước năm 1975) lúc bấy giờ. Vậy, cơ duyên nào đưa ông từ một người kinh doanh vàng bạc đá quý, trở thành ông chủ của một trong những Tập đoàn BĐS lớn của Việt Nam?

Đúng là tôi sinh ra trong gia đình có ngành nghề truyền thống là kinh doanh vàng bạc, đúc phế liệu kim loại màu tại Đà Nẵng.

Trước năm 1975, gia đình tôi có một khu công nghiệp tại Hòa Khánh (Đà Nẵng) được xem lớn nhất miền Trung lúc bấy giờ. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tôi theo mẹ vào TP. HCM. Tại nơi ở mới, tôi vừa học vừa làm và bắt đầu khởi nghiệp với nhiều lĩnh vực.

Nói về cơ duyên tôi chuyển hẳn sang kinh doanh bất động sản (BĐS) đó là thời điểm vào năm 2003, trong lúc tìm thuê mặt bằng để dời nhà xưởng, tôi nảy sinh ra ý tưởng mở trạm dừng chân, và cũng từ đó trong đầu tôi bắt đầu nhận ra kinh doanh gắn liền với BĐS.

Sau những thương vụ mua bán, chuyển nhượng nhà tại Phú Mỹ Hưng (TP. HCM) thành công, tôi tiếp tục săn thêm nhiều quỹ đất ven biển tại Vũng Tàu, Bình Thuận, Nha Trang, Đà Nẵng... Và cũng từ đó đến nay, công việc kinh doanh nghiêng hẳn sang lĩnh vực kinh doanh - đầu tư BĐS du lịch.

Chủ tịch Tập đoàn Việt Úc: Trong cái rủi có cái may - Hình 1

Ông Từ Văn Phước, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt Úc

Aloha Beach Village là một dự án tâm huyết nhất của ông, vậy lý do nào ông lại chọn Bình Thuận chứ không phải địa phương khác để triển khai dự án này?

Như đã nói ở trên, sau những lần mua bán, chuyển nhượng nhà ở TP. HCM, tôi bắt đầu chuyển hướng kinh doanh và đi tìm quỹ đất dọc biển tại các tỉnh miền Trung. Thời điểm đó, tại Bình Thuận về mặt chủ trương về đất ở còn xa lạ, phần lớn các chủ đầu tư khác chọn đất 50 năm để làm dự án giống condotel.

Tuy nhiên, khác với các chủ đầu tư khác, Việt Úc nhận thấy đây là khu vực ngã 3 chiến lược trải dài 28km từ khu Tín Lợi đổ dài về tới Mũi Kê Gà có tới 48 dự án đầu tư lác đác. Lúc này, chúng tôi mới nảy sinh ý tưởng nếu như khu vực này mình đầu tư mà chuyển đổi qua được đất ở lâu dài để tái tạo thành một khu dân cư hoặc một sản phẩm mới với tính pháp lý đất ở lâu dài sẽ phù hợp hơn nhiều. Chính thời điểm này Việt Úc mới quyết định đầu tư vào khu vực này với sản phẩm đầu tay là dự án Aloha Beach Village với căn hộ nghỉ dưỡng.

  Trong quá trình triển khai dự án này thì Tập đoàn Việt Úc gặp rất nhiều khó khăn, có lúc nào ông nghĩ đến việc bỏ cuộc khi đầu tư tại Bình Thuận không, thưa ông?

Thực tế thời điểm mà tôi cảm thấy mệt mỏi nhất là Nghị quyết 11ra đời (thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tín dụng vào BĐS và xem BĐS là phi sản xuất). Riêng về mảng BĐS khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Thời điểm mà lãi suất ngân hàng lên đến trên 20%, rất nhiều doanh nghiệp họ buông tay. Phải sang đến năm 2015, thời điểm nền kinh tế ổn định và BĐS bắt đầu mới chớm thì phần lớn các doanh nghiệp BĐS họ buông bỏ hết. Riêng Việt Úc thì không có được may mắn. Sau Nghị quyết 11 siết đầu tư công, không cho vay BĐS, thắt chặt chống lạm phát (lãi suất lên đến 25-26%) thì lúc này Việt Úc có tài sản nhưng lại không vay được.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, thời điểm này Việt Úc cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án tại tỉnh Bình Thuận cũng phải ngưng lại.

Tuy nhiên, trong cái rủi lại có cái may, mãi đến năm 2015 – 2016 chính vì không vay được và tất cả các dự án đều không được triển khai nhờ đó mà Việt Úc mới có được quỹ đất như hiện nay và tính pháp lý về sổ đỏ hầu như còn nguyên vẹn.

   Với dự án được đầu tư lên đến 3.200 tỷ đồng, vậy ông có đi vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng không, thưa ông?

Tôi có được cái may mắn là chưa vay ngân hàng một đồng nào. Hiện tại với sản phẩm đầu tay là dự án Aloha giai đoạn 1 là tòa nhà Ruby 1, 2 và để bảo lãnh cho khách hàng vay theo luật đầu tư mới về BĐS thì tất cả ngân hàng họ bảo trợ cho chủ đầu tư (bằng cách cho vay bằng chính hợp đồng đối với ngân hàng). Với sản phẩm của dự án Aloha giai đoạn 1 này, khách hàng sẽ được vay tối đa là 70%.

Chủ tịch Tập đoàn Việt Úc: Trong cái rủi có cái may - Hình 2

Phối cảnh tổng thể dự án Aloha Beach Village

  Trong nhiều dự án mà Tập đoàn Việt Úc đang triển khai tại nhiều địa phương, đa số đều là BĐS du lịch nghỉ dưỡng. Tại sao ông lại chọn BĐS nghỉ dưỡng này mà không phải là loại hình BĐS nào khác?

Phải nói rằng là tôi rất mê BĐS nghỉ dưỡng với loại hình condotel hay hometel. Trên thế giới thì những sản phẩm này đã có từ nhiều năm trước, tuy nhiên ở Việt Nam thì đây là loại hình chưa được khai thác nhiều.

Với tầm nhìn chiến lược phát triển vĩ mô về kinh tế du lịch Việt Nam với lợi thế là một đất nước có đường bờ biển dài với nhiều hải đảo và duyên hải chiếm phần lớn, việc để trở thành một nền kinh tế mũi nhọn là du lịch thì đó điều tất yếu. Nắm bắt được điều đó, Việt Úc đã chọn cách đi trước để đón đầu xu thế.

Sang năm 2019, Việt Úc sẽ triển khai các dự án BĐS nghỉ dưỡng với loại hình hometel với các quỹ đất đã có tại Đà Lạt, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang, Vũng Tàu. Với xu hướng phát triển BĐS như hiên nay, Việt Úc cố gắng đến năm 2021 sẽ tạo ra nhiều sản phẩm trong khả năng và thời gian cho phép.

  Như ông vừa đề cập thì trong BĐS nghỉ dưỡng có loại hình condotel và hometel, ông có thể nói rõ hơn về loại hình này mà Việt Úc đang triển khai?

Theo xu hướng chung của thế giới (không nói đến tính pháp lý tại Việt Nam) thì condotel mang hình thức của một căn hộ có đầy đủ các chức năng và công năng sử dụng như một nhà ở, nhưng lại mang hơi hướng của một phòng khách sạn trong đó có các trang thiết bị của một căn hộ nhà ở dành riêng cho một gia đình.

Tuy nhiên, ở Việt Nam do chưa định hình được biên độ nên chưa có tính pháp lý đặc thù cho loại hình condotel này.

Khác với condotel, hometel là một căn hộ gần biển dùng để làm các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, có khả năng dùng để kinh doanh, cho thuê căn hộ ngắn ngày…

  Vào cuối năm 2018, Tập đoàn Việt Úc đã bàn giao các căn hộ Shophouse cho khách hàng (thuộc giai đoạn 1 của dự án) và khách hàng đã phản hồi ra sao khi nhận căn hộ?

Đối với Tập đoàn Việt Úc thì dự án Aloha là sản phẩm đầu tay, nên việc chỉnh chu cho các công trình của dự án đa số khách hàng đánh giá rất cao cả về chất lượng lẫn tiến độ mà chủ đầu tư đã cam kết khi ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm.

Sau khi coi nhà mẫu và thực tế căn hộ của mình, khách hàng tỏ ra rất hài lòng bởi tính mới lạ của căn hộ. Bởi lẽ, theo nhìn nhận của nhiều khách hàng, căn hộ nghỉ dưỡng mà lại có bàn ăn, nhà bếp… tạo nên một không gian mới lạ và vô cùng độc đáo. Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng và phần đấu để làm hài lòng khách hàng ở các dòng sản phẩm tiếp theo.

  Vừa qua, Tập đoàn Việt Úc vừa ký kết hợp tác với Tập đoàn quốc tế CMC (Commercial  Reality Group)trong việc quản lý và vận hành dự án Aloha Beach Village, vậy ông kỳ vọng gì vào cái bắt tay mang tính “lịch sử” này?

Tập đoàn CMC là một tập đoàn lớn của Mỹ với các chuỗi quản lý về nhà hàng, khách sạn và phát triển một số chuỗi các du lịch trên thế giới. Với dự án căn hộ nghỉ dưỡng như Aloha thì rất cần những nhà chuyên môn như CMC và đó cũng chính là động lực để tỉnh Bình Thuận phát triển du lịch về phía nam được mệnh danh là Mũi Né 2 của tỉnh này.

Trân trọng cảm ơn ông!

Vinh Hữu (thực hiện)