Tổng Cục ĐBVN cũng cho biết, trước đó, vào các năm 2013 - 2014, theo phương án của Tư vấn KEI (Nhật Bản) thì kinh phí sửa chữa mặt cầu Thăng Long là 313 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư sửa chữa sẽ trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ.

Chậm nhất đến cuối năm 2020 sẽ sửa xong mặt cầu Thăng LongChậm nhất đến cuối năm 2020 sẽ sửa xong mặt cầu Thăng Long

Thực hiện dự án là liên danh nhà thầu gồm Thành Hưng – Vĩnh Hưng – Phương Thành – Thuận An. Thời gian ký hợp đồng thi công xây dựng từ ngày 20/7/2020.

Lãnh đạo Tổng Cục ĐBVN cũng cho biết: Sau khi nghiên cứu, các nhà thầu đi đến thống nhất phải gia cường mặt cầu thép trực hướng hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ.

Hiện tại, để sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Tổng Cục ĐBVN cũng đã thực hiện công tác phân luồng đảm bảo giao thông. Cụ thể như, thực hiện công tác cắm biển báo, công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày 20/7/2020 và tổ chức phân luồng giao thông thử từ ngày 28/7/2020 - 8/8/2020. Chính thức cấm cầu từ ngày 8/8/2020;

Đồng thời, thực hiện các công tác chuẩn bị: huy động vật liệu, nhân lực, thiết bị thi công; thực hiện các thí nghiệm vật liệu từ 23/7/2020 – 8/8/2020. Triển khai thi công trên mặt cầu bắt đầu từ 8/8/2020 và hoàn thành trong Quý IV/2020.

PV