Video có sử dụng một số hình ảnh, tư liệu nguồn internet

 Nước súc miệng cai thuốc lá Lavi, Tuệ An quảng cáo trái phép trên Facebook

Tháng 4/2017, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền đã có công văn gửi Thanh tra Bộ TT&TT đề nghị có biện pháp ngăn chặn trang web caithuoclavi.vn vì đã và đang đăng tin quảng cáo sản phẩm “nước súc miệng cai thuốc lá Lavi” khi chưa đủ điều kiện để sản xuất sản phẩm.

Chuyển động 389: Danh sách 10 loại son dưỡng môi chứa thành phần độc hại, gây ung thư - Hình 1

Sản phẩm Lavi được quảng cáo tràn lan trên Internet. Tuy nhiên, khi Sở Y tế TP.HCM tới kiểm tra tại địa chỉ DN ở 166 Ông Cao Thắng, P11, Q10, TP.HCM, thì địa điểm này lại là điểm kinh doanh quần áo thời trang từ 3-4 năm nay, không có kinh doanh sản phẩm nước súc miệng Lavi. Như vậy Lavi không chỉ kinh doanh trái phép mà còn quảng cáo sai sự thật.

Vào tháng 6/2017, Thanh tra Bộ TT&TT một lần nữa lại có văn bản đề nghị Google và Facebook ngăn chặn quảng cáo, bán sản phẩm nước súc miệng Tuệ An trên mạng Internet để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay sản phẩm Lavi và Tuệ An vẫn quảng cáo tràn lan mạng Internet, trong đó có cả mạng xã hội Google và Facebook nhưng chưa bị ngăn chặn triệt để.

Vụ 4.000 con heo bị tiêm thuốc an thần: Tồn dư thuốc trong thịt heo có hại như thế nào?

Mới đây, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra Bộ NN-PTNT đã chủ trì cuộc họp báo liên quan đến việc phát hiện số lượng lớn heo chuẩn bị giết mổ tại khu giết mổ Xuyên Á (xã Tân Phú Trung, H.Củ Chi, TP.HCM) có bơm thuốc Combistress, loại thuốc an thần bị cấm bơm vào heo trước khi giết mổ.

Chuyển động 389: Danh sách 10 loại son dưỡng môi chứa thành phần độc hại, gây ung thư - Hình 2

Trước câu hỏi vì sao heo bị tiêm thuốc cấm lại cho tiếp tục giết mổ, ông Dũng thừa nhận việc thương lái tự ý bơm thuốc Combistress vào heo trước khi giết mổ là hành vi cấm, cần phải xử lý nghiêm và lên án.

Việc bơm thuốc Combistress với mục đích làm cho heo không căng thẳng, ngủ để hạn chế heo chết và bị thương trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, bơm thuốc Combistress sẽ làm cho thịt heo sau khi giết mổ sẽ săn chắc, đỏ tươi hấp dẫn người mua.

Tồn dư thuốc Combistress trong thịt heo sẽ làm cho người ăn phải mắc các bệnh như thận, tiêu hóa, thần kinh…

Cảnh báo: Danh sách 10 loại son dưỡng môi chứa thành phần độc hại, gây ung thư

Chuyển động 389: Danh sách 10 loại son dưỡng môi chứa thành phần độc hại, gây ung thư - Hình 3

Mới đây, Liên minh người tiêu dùng Pháp UFC Que-choisir đã đưa ra một cảnh báo gây chấn động về danh sách 10 loại son dưỡng của 10 nhãn hiệu mỹ phẩm khác nhau. Theo đó, 10 loại son dưỡng trên có chứa chất độc hại và có khả năng gây ung thư.

Danh sách 10 loại son dưỡng chứa thành phần độc hại, gây ung thư là:

Son Dưỡng Yves Rocher Macadamia

Trésors de miel dưỡng môi từ Garnier Ultra Doux 

Labello Original Classic Care

Son dưỡng ẩm cổ điển từ Carmex 

Son dưỡng chống khô môi Nultric từ La Roche Posay

Homéostick từ Boiron

Kem dưỡng ẩm môi từ Avène

Son dưỡng cho môi khô từ Le Petit Marseillais

Kem dưỡng môi từ Aptonia

Kem dưỡng môi từ Uriage

Hàng ngàn bình gas nguy cơ cháy nổ

Hiệp hội Gas Hà Nội vừa có đơn kêu cứu tới Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội, Công an TP. Hà Nội về thực trạng hàng nghìn bình gas bị chiếm dụng “cắt tai, mài vỏ” để thay đổi nhãn mác, dẫn tới nguy cơ cháy nổ.

Chuyển động 389: Danh sách 10 loại son dưỡng môi chứa thành phần độc hại, gây ung thư - Hình 4

Cụ thể, hàng loạt đơn vị kinh doanh gas thuộc Hiệp hội Gas Hà Nội cho biết, hai đơn vị khác là Công ty CP Hải Dương Gas (Kim Thành, Hải Dương) và Công ty CP Kinh doanh và XNK Khí hóa lỏng Vạn Lộc (huyện Đông Anh, Hà Nội) hiện đang giữ số lượng lớn vỏ bình LPG nhằm mục đích chiết nạp, cắt tai mài vỏ để thay đổi nhãn mác bình gas.

Theo Hiệp hội Gas Hà Nội, việc cung cấp bình LPG đến người tiêu dùng phải đảm bảo toàn bộ các yếu tố kiểm tra đủ điều kiện an toàn mới được phép xuất xưởng. Việc chiết nạp lậu, không tuân thủ quy định do sử dụng gas không rõ nguồn gốc chiết nạp sang vỏ bình của đơn vị khác tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ đối với người sử dụng. 

Ford đồng loạt triệu hồi dòng xe bán tải F-Series do các lỗi nghiêm trọng

Chuyển động 389: Danh sách 10 loại son dưỡng môi chứa thành phần độc hại, gây ung thư - Hình 5

Sau khi phát hiện ra những sự cố nghiêm trọng, hãng xe ô tô Ford đã tiến hành 3 đợt triệu hồi lớn liên quan tới các dòng xe bán tải hạng nặng F-Series. Hiện tại vẫn chưa có báo cáo tai nạn nào liên quan tới các lỗi trên.

Cụ thể, ở đợt triệu hồi đầu tiên, hãng xe Ford áp dụng với 77 chiếc F-650 và F-750 có thời gian sản xuất từ ngày 4/3 đến ngày 27/4/2015 tại nhà máy của Escobedo Assembly. Nguyên nhân cũng được hãng đưa ra đó là do các loại ốc vít và các chốt cotter trên trục thanh xoay phía trước bị lỗi và không đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn. Điều này có thể làm cho thanh nẹp trở nên lỏng lẻo trong trục lái và ngắt kết nối với hệ thống đánh lái, do đó có thể làm cho người lái mất khả năng kiểm soát ngay cả khi chạy ở tốc độ thấp, làm tăng nguy cơ va chạm.

Sau khi tiến hành đợt triệu hồi thứ nhất, Ford sẽ tiếp tục mở rộng chiến dịch triệu hồi thứ 2 với 42 chiếc bán tải hiệu suất cao Ford F-150 Raptor SuperCab 2018 bị Ford báo lỗi ở phần nóc xe. Theo đó, những chiếc bán tải này có thể thiếu các đinh tán trong cấu trúc mái, trên những mẫu xe không được trang bị cửa sổ trời. Sự an toàn của cấu trúc xe có thể giảm đi, từ đó làm tăng nguy cơ thương tích trong trường hợp xe bị lật.

PV (T/H)