Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên đề khởi nghiệp sẽ được đào tạo cho sinh viên tại nhà trường

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường Đại học, học viện, trường CĐ sư phạm và trung cấp sư phạm thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Các trường phải xây dựng chuyên đề khởi nghiệp đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc, hoặc tự chọn phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Theo đó, trong giai đoạn 2018-2020 ngành Giáo dục thí điểm xây dựng 3 mô hình trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp, tại 3 khu vực. Giai đoạn 2021-2025 tiến tới hình thành ít nhất 10 trung tâm trong cả nước trên cơ sở sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường.

Mục đích, yêu cầu của đề án, là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho HSSV trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; tạo môi trường và cơ chế hoạt động khởi nghiệp, tạo chuyển biến mang tính đột phá về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các ĐH, học viện, các trường ĐH, trường CĐ sư phạm và TC sư phạm trong cả nước.

Cùng với đó, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từng bước hình thành, xây dựng quỹ hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, các cuộc giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Về hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, Bộ GD&ĐT nêu rõ, các cơ sở đào tạo bố trí cán bộ, giảng viên phụ trách công tác hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. Tổ chức các khóa đào tạo, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quốc tế cho HSSV và đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong các nhà trường trong và ngoài nước.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ và Trung tâm Phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, hơn 40% thanh niên Việt Nam đang làm công việc không phù hợp với trình độ. Đối với thanh niên có trình độ từ ĐH trở lên, 92% mong muốn có việc làm tay nghề cao, nhưng trên thực tế chỉ có 70% thực sự có việc làm; 30% còn lại thất nghiệp hoặc thiếu việc làm.

Trong khi đó, tồn tại một bộ phận không nhỏ thanh niên đang “mắc kẹt” giữa những công việc chất lượng kém hoặc chưa có việc làm, thì người sử dụng lao động lại rất khó tuyển được lao động trẻ đáp ứng tốt yêu cầu công việc. 

Phản hồi từ nhiều nhà tuyển dụng cũng chỉ ra một thực tế, đó là việc thiếu kỹ năng mềm là nguyên nhân khiến thanh niên thất nghiệp. Muốn sử dụng được lực lượng lao động, các doanh nghiệp phải chấp nhận đào tạo lại từ đầu, kể cả những SV tốt nghiệp từ các trường ĐH hàng đầu.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân nhiều cử nhân thất nghiệp, là do nội dung chương trình giảng dạy ở Việt Nam thiên về giáo dục chính quy và cấp bằng đại học hơn là giáo dục không chính quy và đào tạo nghề. Tại các cơ sở đào tạo nghề, nội dung chương trình giảng dạy còn lạc hậu; cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới; sự kết nối giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Chính sách phúc lợi dành cho thanh niên có một số nội dung chưa thực sự phù hợp, chưa khuyến khích thanh niên phát huy hết năng lực, sở trường.

Chuyên đề khởi nghiệp sẽ được đào tạo cho sinh viên tại nhà trường - Hình 1

Chương trình thanh niên khởi nghiệp đã được phát động

Trước đó, vào ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp”. Triển khai Quyết định 1665, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH) cho biết, các biện pháp hỗ trợ dự kiến triển khai là đào tạo khởi nghiệp; tạo môi trường cho SV khởi nghiệp; hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp… 

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc triển khai Đề án 1665 được xem là bước đột phá nhằm lấp khoảng trống về thiếu hụt kỹ năng cho SV, nhưng để khơi gợi sự sáng tạo của thanh niên, SV thì không chỉ đơn thuần là hỗ trợ vốn mà còn phải đổi mới chương trình đào tạo, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành.

Thanh Bình 

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 27/7: Thị trường gạo tăng nhẹ
Giá lúa gạo hôm nay 27/7: Thị trường gạo tăng nhẹ

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (27/7) tại thị trường trong nước duy trì ổn định với gạo. Giá lúa tăng từ 100 đồng/kg.Thị trường gạo giá tăng nhẹ.

Việt Nam được định vị như thế nào trên bản đồ công nghệ thế giới?
Việt Nam được định vị như thế nào trên bản đồ công nghệ thế giới?

Trong cuộc đua công nghệ bán dẫn - AI, Việt Nam được định vị như thế nào trên bản đồ công nghệ thế giới?

THILOGI đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics
THILOGI đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics

Nhằm nâng cao năng lực hoạt động, tối ưu hóa chuỗi dịch vụ, hướng tới mô hình giao nhận - vận chuyển thông minh, THILOGI đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị hoạt động logistics.

Kiến nghị sửa quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang học
Kiến nghị sửa quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang học

Bộ Quốc phòng trả lời cử tri kiến nghị sửa Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự về tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang học.

Quy định mới tiêu chuẩn diện tích, trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ từ ngày 1/8
Quy định mới tiêu chuẩn diện tích, trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ từ ngày 1/8

Tiêu chuẩn mới về diện tích và định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ được quy định tại Quyết định số 11/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Phòng khám St. Paul thực hiện chương trình “Ghi công ơn - đáp nghĩa tình”
Phòng khám St. Paul thực hiện chương trình “Ghi công ơn - đáp nghĩa tình”

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/07/1947 - 27/07/2024), Phòng khám Da liễu St. Paul tổ chức chương trình “Ghi công ơn – đáp nghĩa tình”. Đây là chuỗi hoạt động thiện nguyện, nhằm tri ân các anh hùng liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, những người có công với cách mạng, tại 3 miền Tổ Quốc.