Chuyển đổi thẻ chip - một trong những mục tiêu lớn của Ngân hàng Nhà nước
Theo lộ trình của NHNN quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-NHNN, đến cuối năm 2020, có 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của tổ chức thanh toán thẻ phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Thẻ chip nội địa của TPBank (Ảnh: Thúy Hà/Vietnam+)
Những chiếc thẻ chip nội địa đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được ra mắt ngày 28/5/2019. Bảy ngân hàng đầu tiên triển khai loại thẻ này gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank, TPBank, Sacombank, ABBank.
Đây cũng là các ngân hàng đang nắm khoảng 70% thị phần thẻ nội địa của Việt Nam. Cho tới thời điểm này, đã hơn 1 năm từ khi thẻ chip nội địa ra mắt, công nghệ thẻ chip áp dụng tiêu chuẩn cơ sở (VCCS - tiêu chuẩn kỹ thuật thẻ chip Việt Nam) đang được các ngân hàng tập trung đầu tư nhằm hướng đến sự an toàn và tích hợp các tiện ích cho khách hàng khi sử dụng.
Từ ngày 20/5/2020, Agribank công bố chính thức phát hành thẻ chip nội địa không tiếp xúc theo bộ tiêu chuẩn VCCS tiên tiến nhất. PVcomBank cũng vừa chuyển đổi toàn bộ thẻ ATM công nghệ bằng từ sang công nghệ chip EMV.
Cuối tháng 5 vừa qua, Vietbank đã ký thoả thuận hợp tác với CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) triển khai thanh toán giao thông ứng dụng tiêu chuẩn cơ sở cho thẻ chip nội địa…
Theo chia sẻ từ phía Vietcombank, đến nay Vietcombank đã cơ bản phát hành và chuyển đổi trên 1,5 triệu thẻ chip contactless (không tiếp xúc) và nâng cấp 60% EDC, trên 80% ATM chấp nhận thẻ chip theo Bộ tiêu chuẩn cơ sở trên toàn hệ thống.
Hay như TPBank, Tổng giám đốc Nguyễn Hưng cho biết, ngân hàng này đã chính thức phát hành cho toàn bộ khách hàng mới thẻ chip ATM kể từ ngày 15/5/2019, ngay sau khi NAPAS cấp chứng chỉ chip theo chuẩn VCCS cho các nhà cung cấp phôi thẻ.
Trước đó, từ tháng 1/2018, nhà băng này đã thành công khi thí điểm thẻ chip ATM theo chuẩn NAPAS và là ngân hàng đầu tiên phát hành thành công thẻ chip nội địa kết hợp tính năng contactless.
VietinBank cũng đang đẩy mạnh thanh toán thẻ chip E-Partner VCCS trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và mở rộng tới các lĩnh vực giao thông khác như thu phí cầu đường, thanh toán các dịch vụ như giao thông công cộng, thu phí phạt giao thông, hành chính công...
Chuyển đổi thẻ chip là một trong những mục tiêu lớn của NHNN. Tính đến hết quý I/2020, NAPAS đã hoàn thành chứng nhận tiêu chuẩn thẻ chip nội địa cho 26 ngân hàng, 09 đơn vị/hãng cung cấp phôi thẻ, 05 đơn vị/hãng cung cấp thiết bị chấp nhận thẻ.
Theo lộ trình của NHNN quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-NHNN, đến cuối năm 2020, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của tổ chức thanh toán thẻ phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Lộ trình triển khai của các ngân hàng có đang gặp vướng mắc gì hay không?
Theo một chuyên gia tài chính – ngân hàng, nguyên do cũng khá dễ hiểu. Những tháng đầu năm 2020, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến cho toàn bộ các hoạt động gần như đình trệ.
Đối với riêng lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, các nhà băng cũng đều gánh chịu những ảnh hưởng nhất định, sụt giảm về lợi nhuận, phải “thắt lưng buộc bụng” ở nhiều khâu nhằm tiết giảm chi phí, tạo điều kiện hỗ trợ cho các DN, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch.
“Chính điều này đã gián tiếp khiến cho lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip ở nhiều ngân hàng bị chững lại”, chuyên gia chia sẻ. Phía NAPAS cũng cho hay, trong những tháng đầu năm, đơn vị này không thể tiếp cận với ngân hàng hay các đơn vị cung ứng phôi thẻ để triển khai việc chuyển đổi.
Dịch Covid-19 là yếu tố khách quan, nhưng vẫn phải nói thêm rằng, thực tế để có thể chuyển đổi được công nghệ từ thẻ từ sang thẻ chip cũng không phải câu chuyện đơn giản, do chi phí là khá lớn. Hơn nữa, mỗi ngân hàng sẽ được quyền tự cân đối và quy định các mức phí chuyển đổi cho khách hàng.
Chính vì thế, phí chuyển đổi cũng có sự khác biệt, có thể với khách hàng đã sở hữu thẻ của ngân hàng sẽ được miễn phí chuyển đổi, còn với những khách hàng mới thì mức phí sẽ được đánh giá tuỳ thuộc vào mức độ khai thác của khách hàng.
“Làm sao để hài hoà nhất cho cả phía ngân hàng và khách hàng, nhưng điều quan trọng là vẫn phải đảm bảo quá trình giao dịch thông suốt, an toàn, không bị gián đoạn”, chuyên gia nêu quan điểm.
Phó tổng giám đốc Vietcombank, Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Đào Minh Tuấn cũng lên tiếng, mức phí cho thẻ chip hiện nay đã thấp hơn rất nhiều so giai đoạn trước.
Bản thân các ngân hàng cũng đã có sự chuẩn bị và trang bị về cơ sở vật chất, hạ tầng, đầu tư hơn với các thiết bị chấp nhận thẻ tương thích cả thẻ từ và thẻ chip nên việc chuyển đổi cũng có phần thuận lợi hơn.
Đinh Hiền
Tin mới
Vì sao, nhà đầu tư ngoại "xả hàng" hơn 4.057,9 tỷ đồng, cao gấp 5,4 lần so với tuần trước?
Tuần đầu tiên của tháng 12, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 4.000 tỷ đồng. Lượng bán chủ yếu nhắm vào các cổ phiếu Bluechip giá trị cao. Vì sao nhà đầu tư lại "xả hàng" mà "lượng xả" lại cao gấp 5,4 lần so với tuần trước?
Giá lúa gạo hôm nay 9/12: Giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm
Hôm nay 9/12, giá lúa gạo trong nước duy trì ổn định. Hiện nguồn lúa Thu Đông còn lại ít, doanh nghiệp khó mua.
TPBank dẫn đầu tăng trưởng doanh số giao dịch thẻ Visa năm 2023
Doanh số giao dịch thẻ TPBank Visa nói chung và doanh số giao dịch nước ngoài của thẻ TPBank Visa Signature nói riêng ghi nhận tăng trưởng ấn tượng so với trung bình toàn ngành.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 là 8,5%
Năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP (trừ dầu khí) là 8,5%; Chi đầu tư phát triển hơn 19.800 tỷ đồng, chiếm 60,73% tổng chi ngân sách địa phương.
Lạng Sơn vào cuộc kiểm tra cơ sở bán hàng có dấu hiệu vi phạm tại bến xe Xuân Cương
Ngày 27/11, TH&CL có bài viết: “Lạng Sơn cần vào cuộc xác minh làm rõ việc bán hàng có dấu hiệu không rõ nguồn gốc tại bến xe Xuân Cương”, phán ánh tại tầng 1, bến xe Công ty CP hữu nghị Xuân Cương (cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Cao Lộc, Lạng Sơn), xuất hiện một số cửa hàng kinh doanh hàng hóa thảo dược, không rõ nguồn gốc… Theo đó, các cơ quan chức năng của tỉnh đã vào cuộc kiểm tra, làm rõ.
PC Quảng Ninh hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX năm 2023
Hưởng ứng Chương trình Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX năm 2023, tại Khoa huyết học - Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) vừa tổ chức cho 65 cán bộ, công nhân viên hưởng ứng tham gia hiến máu nhân đạo. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2023). Đặc biệt, đây còn là một trong những hoạt động an sinh xã hội được EVN tổ chức hàng năm.
Câu chuyện thương hiệu
Bức tranh tài chính mang thương hiệu Bảo hiểm Bảo Long - Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long
Nhà sách Trí Đức - An Khánh: Bày bán hàng hoá nước ngoài không tem nhãn phụ Tiếng Việt theo quy định
AEONMALL Hà Đông: Thực phẩm không rõ nguồn gốc "ẩn mình" trong siêu thị lớn
Thương hiệu thực phẩm Hải Hương và dấu hỏi trong hoạt động kinh doanh
VinFast nhận được 70 đơn đăng ký hợp tác từ các đại lý phân phối trên toàn nước Mỹ
Khai giảng lớp K15 – Ngành Luật hệ đào tạo từ xa