Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia khuyến nghị về chính sách tiền tệ, chỉ số tiêu dùng từ nay đến cuối năm

Các chuyên gia kinh tế khẳng định: “Áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn rất lớn. Độ trễ của lạm phát sẽ tập trung quý còn lại trong năm và cả năm sau. Điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ, trong đó, đặc biệt quan tâm điều hành giá xăng, dầu tiếp tục là yêu cầu từ thực tiễn”.

Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất công nghiệp được nhiều chuyên gia quan tâm khi tiếp tục tăng mạnh - trở lại với tốc độ tăng trước đại dịch - khoảng 15%.

Con số trên cho thấy, khả năng phục hồi của khối doanh nghiệp  lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và nông nghiệp, góp phần đảm bảo nguồn cung bền vững và ổn định – đóng góp vào nỗ lực kiềm chế mức tăng đột biến của chỉ số giá tiêu dùng.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Tám ước đạt 33,38 tỷ USD. Tính chung 08 tháng ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là nhóm hàng công nghiệp chế biến; Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Tám ước đạt 30,96 tỷ USD. Tính chung 08 tháng ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là nhóm hàng tư liệu sản xuất; xuất siêu tháng Tám đạt 2,42 tỷ USD, 08 tháng ước tính đạt 3,96 tỷ USD.

Ảnh minh họa internet
Chuyên gia khuyến nghị về chính sách tiền tệ, chỉ số tiêu dùng từ nay đến cuối năm. Ảnh minh họa internet.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Econimica Việt Nam nhận xét: “Mức xuất siêu này đã hỗ trợ rất nhiều cho việc thực hiện những chính sách tiền tệ của chúng ta, đặc biệt trong bối cảnh khá khó khăn về áp lực đối với đồng tiền Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng diễn ra trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng khoảng 2,5 % và lạm phát cơ bản chỉ tăng khoảng 1,6% thì đây là một điểm sáng trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam hiện nay khi nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, nhiều nền kinh tế khác trong khu vực đang chịu rất nhiều khó khăn, vật lộn với chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát tăng cao. Đây là điểm tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”.

Một trong những chỉ số đáng chú ý khác là tình hình đăng ký doanh nghiệp: 08 tháng, cả nước có gần 150.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mỗi tháng có 18.700 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Tuy nhiên, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 104.300 doanh nghiệp, tăng 22%; bình quân một tháng có 13.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Như vậy, bên cạnh tốc độ tăng trưởng tích cực nói chung, cần phân tích rõ, nhìn nhận sâu các vấn đề. Việc nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải rút lui khỏi thị trường do không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hoặc là không chịu đựng được những khó khăn đã trải qua kể từ khi có đại dịch cho thấy nhịp phục hồi tăng trưởng chưa bền vững, đặc biệt trong bối cảnh mới.

“Chúng ta hình dung khu vực doanh nghiệp, dịch vụ sự phát triển của nó chiếm khoảng 40% vào tăng trưởng của GDP hàng năm. Nếu chúng ta không giải được bài toán hỗ trợ cho khu vực này thì dẫn đến rủi ro trong đảm bảo tăng trưởng GDP. Bên cạnh các chỉ tiêu phát triển rất là tốt, có một đánh giá đồng nhất giữa số liệu của Tổng cục Thống kê cũng như World Bank về sự phục hồi tốt của kinh tế Việt Nam: Một số các vấn đề còn phải tiếp tục quan tâm đấy là câu chuyện về nợ xấu ngân hàng, đó là câu chuyện nó liên quan đến tỷ lệ chậm giải ngân đầu tư công, thế rồi chỉ số tiêu dùng tăng… Đây là về thứ hai của câu chuyện tăng trưởng”, PGS.TS. Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh (CBAS), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm.

“Vế thứ hai của câu chuyện tăng trưởng” PGS.TS. Phan Chí Anh nói tới chính là chiều ngược lại - là những bất cập, tồn tại cần nhận diện. Ví dụ, đó là những thách thức khi Ngân hàng Trung ương ECB, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh nâng lãi suất cơ bản… Chính sách thắt chặt tiền tệ này ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa, từ đó tác động tới các nước xuất khẩu trong đó có Việt Nam - ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế nước ta.

Các chuyên gia khẳng định: "Áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn rất lớn. Độ trễ của lạm phát sẽ tập trung quý còn lại trong năm và cả năm sau. Điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ, trong đó, đặc biệt quan tâm điều hành giá xăng, dầu tiếp tục là yêu cầu từ thực tiễn”.

Các chuyên gia lưu ý, tất cả những thay đổi trong thị trường lao động hoặc thay đổi hành vi của người tiêu dùng… đều cần được theo dõi để đảm bảo hoạt động tăng trưởng duy trì nhịp độ cao - không ảnh hưởng đến những cân đối lớn của nền kinh tế.

Công Huy (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

CPI tháng 3 giảm 0,23%
CPI tháng 3 giảm 0,23%

Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 3/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,23% so với tháng trước, tăng 1,12% so với tháng 12/2023 và tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước.

Kế hoạch triển khai đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu
Kế hoạch triển khai đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu có chiều dài khoảng 84 km, khổ 1.435mm.

Lào Cai: Xuất hiện mưa đá dữ dội tại vùng cao Y Tý
Lào Cai: Xuất hiện mưa đá dữ dội tại vùng cao Y Tý

Sáng ngày 29/3, mưa đá bất ngờ xuất hiện gây thiệt hại cho hoa màu, nhất là cây ăn quả các loại tại xã vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Sẽ bắn pháo hoa nghệ thuật 15 phút trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh 2024
Sẽ bắn pháo hoa nghệ thuật 15 phút trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh 2024

Thông tin UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ có màn bắn pháo hoa nghệ thuật dài 15 phút.

Nam Định: Trao tặng quà cho các gia đình có trẻ bại não
Nam Định: Trao tặng quà cho các gia đình có trẻ bại não

Sáng 29/3, tại thành phố Nam Định, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Nam Định phối hợp với Công ty TNHH Thương mại, Công nghiệp và Truyền thông Blue Việt Nam tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ”, trao tặng quà cho Chi hội Gia đình trẻ bại não tỉnh Nam Định.

Hơn 20% công suất lọc dầu thế giới gặp rủi ro
Hơn 20% công suất lọc dầu thế giới gặp rủi ro

Hơn 1/5 công suất lọc dầu toàn cầu có nguy cơ bị tê liệt do biên lợi nhuận ngành này suy giảm còn áp lực cắt giảm lượng phát thải carbon ngày càng lớn, theo Wood Mackenzie.