Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyện lạ Hà Nội: Chung cư bàn giao năm 2014, tính tiền đất năm 2015!

Chuyện hy hữu này xảy ra tại dự án Hoà Bình Green City (số 505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội)…

Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến sự kiện "Chủ đầu tư đối thoại cư dân Dự án Hòa Bình Green City: Hé lộ nguyên nhân “treo” sổ đỏ"  mà Báo Đầu tư Online đã thông tin, Công ty TNHH Hoà Bình, Chủ đầu tư dự án Hoà Bình Green City (số 505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) vừa gửi đơn thư lên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP.Hà Nội.

Chuyện lạ Hà Nội: Chung cư bàn giao năm 2014, tính tiền đất năm 2015! - Hình 1

Dự án Hoà Bình Green City được đưa vào sử dụng từ tháng 7/2014

Theo Công ty TNHH Hoà Bình, ngày 21/6/2016, Công ty đã có buổi làm việc cùng với tổ giúp việc Hội đồng Định giá đất. Tại cuộc họp này, Công ty CP Thẩm định giá và Đầu tư VIC do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thuê để thẩm định lại giá đất tại Dự án Hoà Bình Green City theo Chứng thư số 23/CT-ĐGĐ ngày 4/4/2017 đã trình bày phương án tính toán giá đất cho dự án vào thời điểm ngày 2/6/2015.

“Chúng tôi rất ngạc nhiên với thời điểm định giá đất này vì dự án Hoà Bình Green City đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng từ tháng 7/2014. Lãnh đạo Công ty đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Công ty CP Thẩm định giá và Đầu tư VIC để làm rõ thắc mắc: “Trên cơ sở nào để tính toán giá trị quyền sử dụng đất thời điểm năm 2015 trong khi đã bàn giao nhà từ năm 2014?”. Giám đốc Công ty CP Thẩm định giá và Đầu tư VIC chỉ giải thích là “làm theo chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội".

"Như vậy, việc tính toán chứng thư thẩm định giá áp dụng vào thời điểm năm 2015 trong khi dự án đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng từ năm 2014 có đúng quy định hay vi phạm các quy định của pháp luật?”, Đại diện Công ty TNHH Hoà Bình nêu.

Được biết, tại cuộc họp này, Công ty TNHH Hoà Bình đã đề xuất 2 phương án: Phương án 1 là Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công nhận kết quả xác định tiền sử dụng đất do Thanh tra Hà Nội đã 2 lần kiểm tra, tính toán.

Còn phương án 2 là tính toán lại tiền sử dụng đất theo đúng thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất vào năm 2012. Trong đó, về doanh thu sẽ tính doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Đối với 25.000m2 sàn Trung tâm thương mại đề nghị tính doanh thu và chi phí xay dựng cho phần diện tích này. Nếu phát sinh tiền sử dụng đất bổ sung thì chủ đầu tư sẽ nộp đủ, còn nếu thừa thì nhà nước cần hoàn lại cho chủ đầu tư.

Chuyện lạ Hà Nội: Chung cư bàn giao năm 2014, tính tiền đất năm 2015! - Hình 2

Cư dân Hoà Bình Green City bức xúc vì 4 năm không được cấp sổ đỏ dù Chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính

Tuy nhiên, theo nội dung văn bản số 3888/KH&ĐT-NNS ngày 27/6/2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, Ngành khác đã nêu: ”Đối với phần diện tích 25.000m2 sàn thương mại tại dự án: Nhà đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đối với phần diện tích này theo quy định. UBND TP.Hà Nội không hoàn trả chi phí xây dựng phần diện tích này".

“Như vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và UBND TP.Hà Nội đã chính thức khước từ chi phí xây dựng của 25.000m2 sàn thương mại tại Dự án là 581 tỷ đồng mà chúng tôi hiện vẫn không hề tính doanh thu với phần diện tích này”, Lãnh đạo công ty Hoà Bình cho biết.

Theo lãnh đạo Công ty Hoà Bình, nếu tính đúng, tính đủ theo phương án tính doanh thu trừ đi chi phí xây dựng theo đúng giá bán thực tế (có kiểm chứng bằng các hợp đồng bán căn hộ) thì giá trị quyền sử dụng đất với phần đất được giao là hơn 677 tỷ đồng. Trong đó, giá trị xây dựng của 25.000m2 sàn thương mại miễn phí khoảng 580 tỉ đồng; phần diện tích dành cho UBND phường và Công an phường Minh Khai sẽ khoảng 30 tỉ đồng; phần diện tích bàn giao nhà trẻ khoảng 60 tỉ đồng; phần bồi thường giải phóng mặt bằng khu đất làm nhà Văn hóa khoảng 10 tỉ đồng. Cộng với số tiền thuê mặt bằng (giả định theo tính toán của đơn vị tư vấn thẩm định giá VIC là 300.000 đồng/m2/tháng) thì mỗi năm Công ty đã hỗ trợ cho các Doanh nghiệp Việt Nam hiện đang kinh doanh, sử dụng 25.000m2 sàn thương mại số tiền khoảng 315 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ tính riêng tại Dự án Hòa Bình Green City, Công ty Hoà Bình đã dành ra gần 1.000 tỷ đồng ngoài số tiền chuyển mục đích sử dụng đất đã nộp để hỗ trợ cho các Doanh nghiệp trong nước phát triển và các cơ quan quản lý nhà nước có mặt bằng để hoạt động.

Sự bức xúc của Công ty TNHH Hoà Bình là có cơ sở khi đã 3 lần Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội trình phương án tính giá đất, 2 lần Thanh tra Hà Nội vào cuộc và hàng chục lần Công ty này gửi văn bản “xin được” chốt phương án giá đất và xin quyết định về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của UBND TP Hà Nội để làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho dự án.

Ròng rã 4 năm trời, Công ty cũng đã nộp hơn 135 tỷ tiền sử dụng đất, hơn 16,1 tỷ tiền sử dụng đất bổ sung theo Quyết định của cơ quan Thanh tra Hà Nội nhưng vẫn không được làm sổ đỏ khiến cư dân bất bình, chủ đầu tư mất uy tín với cư dân.

Với các dấu hiệu như: 3 lần trình phương án giá đất giống nhau; 2 lần thanh tra trong 2 tháng liên tiếp; Tính toán giá đất vào thời điểm khi dự án đã hoàn thành, bàn giao đi vào sử dụng mà không phải là thời điểm phê duyệt dự án…Cư dân Hoà Bình Green City và tập thể cán bộ, nhân viên, thương binh nặng của Công ty TNHH Hoà Bình đang bức xúc đặt câu hỏi: Có hay không việc thẩm định lại giá đất tại Dự án Hoà Bình Green City của Sở Tài nguyên và Môi trường đang có biểu hiện gây khó dễ cho doanh nghiệp ? Đến bao giờ thì Thành uỷ, UBND TP.Hà Nội và các ban ngành mới giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật để sớm cấp sổ đỏ cho hàng trăm hộ dân tại dự án này?

“Từ một công ty có uy tín nhất trong lĩnh vực xây dựng của Việt Nam thì nay bị mang tiếng là không thực hiện đúng cam kết trả sổ đỏ cho dân. Từ sự việc này, một số nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng ngừng quan hệ hợp tác với chúng tôi, gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm cho công ty chúng tôi có thể ngừng hoạt động và thậm chí có thể bị phá sản trong thời gian tới. Việc này cũng đã gây ra sự phẫn nộ, bức xúc trong toàn thể anh em thương bệnh binh của công ty”, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoà Bình cho biết.

+ Ngày 10/10/2012, UBND TP Hà Nội có quyết định về việc cho phép công ty CP nông sản AGREXIM chuyển mục đích sử dụng 17.377m2 đất tại số 505 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ công cộng, thương mại, nhà trẻ kết hợp chung cư cao tầng – Hòa Bình Green City.

+Từ 12/2014 đến tháng 2/2015, Sở Tài Nguyên và Môi trường đã 3 lần có văn bản gửi Hội đồng Thẩm định giá đất về phương án sử dụng giá đất tại 505 Minh Khai và thống nhất phương án thu tiền sử dụng đất là hơn 135 tỷ đồng. Giá trị tiền sử dụng đất trên do đơn vị tư vấn đề xuất là giá trị tiền sử dụng đất đối với dự án theo quy hoạch mới, không tính doanh thu và chi phí đối với diện tích 25.000m2 sàn thương mại dành để miễn phí tiền thuê mặt bằng.

+ Ngày 24/2.2016, tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án Hòa Bình Green City được Cục thuế TP xác nhận, chủ đầu tư đã nộp số tiền sửu dụng đất là hơn 129 tỷ đồng.

+ Ngày 12/9/2016, đoàn Thanh tra Thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ cấu chi phí, doanh thu của Dự án Hòa Bình Green City. Sau khi tiến hành kiểm tra, đoàn Thanh tra Thành phố đã xác định lại số tiền sử dụng đất phải nộp về ngân sách nhà nước của dự án Hòa Bình Green City là hơn 134 tỷ đồng.

+ Ngày 20/10/2016, đoàn Thanh thanh tra Thành phố Hà Nội tiếp tục kiểm tra, rà soát về 25.000m2 sàn thương mại tại Dự án Hòa Bình Green City đã xác định tiền sử dụng đất đối với phần diện tích 25.000m2 sàn thương mại tại tòa CT-01 là hơn 16 tỷ đồng.

+ Ngày 21/6/2018, Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể TP đã có buổi họp với các đơn vị Sở, cục Thuế và chủ đầu tư về việc xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung tại dự án Hòa Bình Green City. Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nêu ra phương án đề xuất nghĩa vụ tài chính bổ sung chủ đầu tư phải nộp khi điều chỉnh quy hoạch là hơn 13 tỷ đồng.

+ Ngày 1/7/2018, sau 4 năm nhận nhà nhưng không được cấp sổ đỏ, cư dân Hòa Bình Green City đã tập trung, căng băng rôn "đòi" sổ đỏ.

Bảo Ngọc (Theo Baodautu.vn)

Bài liên quan

Tin mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc Sức bền 24h Khổng lồ”, từ ngày 20 tháng 4 năm 2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “thử thách Bền Bỉ Hơn” trên Tiktok, “thử thách 7 ngày Bền Bỉ Hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.