Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cơ chế một cửa quốc gia của 11 bộ, ngành được thực hiện như thế nào?

Theo kết quả cập nhật của Tổng cục Hải quan- Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, đến 15/7, có 53 thủ tục hành chính của 11 bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia (chưa tính thủ tục trong lĩnh vực của Bộ Tài chính) với gần 1,34 triệu hồ sơ của 22.800 DN được xử lý. Dưới đây là kết quả triển khai cụ thể của từng bộ, ngành.

Bộ Công Thương sẽ thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2018 là 17 thủ tục. Đến nay, thực hiện 6/17 thủ tục, đạt 35,3% và sẽ tiếp tục thực hiện thêm 11 thủ tục còn lại đến cuối năm 2018.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện 23 thủ tục trong giai đoạn 2016 - 2018. Đến nay, thực hiện 13/23 thủ tục, đạt 56,5% và sẽ tiếp tục thực hiện thêm 10 thủ tục còn lại đến cuối năm 2018. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành 33/33 thủ tục.

Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện 6 thủ tục trong giai đoạn 2016 - 2018. Đến nay, thực hiện 4/6 thủ tục (trong đó có 3 thủ tục vừa công bố triển khai chính thức), đạt 66,7% và sẽ tiếp tục thực hiện thêm 2 thủ tục còn lại đến cuối năm 2018. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành 8/8 thủ tục.

Cơ chế một cửa quốc gia của 11 bộ, ngành được thực hiện như thế nào? - Hình 1

Tỷ lệ thủ tục triển khai NSW của các bộ, ngành tính đến 15/7/2018. Biểu đồ: T.Bình

Bộ Giao thông vận tải thực hiện 87 thủ tục trong giai đoạn 2016 - 2018. Đến nay thực hiện 12/87 thủ tục, đạt 13,8% và sẽ tiếp tục thực hiện thêm 75 thủ tục còn lại đến cuối năm 2018. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành 87/87 thủ tục.

Bộ Y tế giai đoạn 2016 – 2018 thực hiện 28 thủ tục. Đến nay, thực hiện 5/28 thủ tục (trong đó có 1 thủ tục đã triển khai nhưng bị bãi bỏ), đạt 17,8% và sẽ tiếp tục thực hiện thêm 23 thủ tục còn lại đến cuối năm 2018. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành 42/42 thủ tục, gồm cả 1 thủ tục đã triển khai nhưng bị bãi bỏ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2018 16 thủ tục. Đến nay, thực hiện 4/16 thủ tục, đạt 25%, đang kiểm tra kết nối để triển khai chính thức 7 thủ tục mới và sẽ tiếp tục thực hiện thêm 5 thủ tục nữa đến cuối năm 2018. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành 18/18 thủ tục.

Bộ Quốc phòng thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2018 9 thủ tục. Đến nay, thực hiện 3/9 thủ tục, đạt 33,3% và sẽ tiếp tục thực hiện thêm 6 thủ tục còn lại đến cuối năm 2018. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành 22/22 thủ tục.

Hàng hóa XNK thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù, cần đáp ứng yêu cầu cao về an ninh, an toàn và bảo vệ cộng đồng. Do đó, các thủ tục này cần cân nhắc khi đưa vào triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia.

Bộ Thông tin và Truyền thông đến nay kết nối 1 thủ tục. Sau khi rà soát, tổng số thủ tục Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2018 là 1 thủ tục. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành 4/4 thủ tục.

Ngân hàng Nhà nước, theo Quyết định 2185/2016/QĐ-TTg, Ngân hàng Nhà nước có 1 thủ tục triển khai qua Cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2016-2018. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các điều kiện trang thiết bị, cấu hình cho việc kết nối mạng với Tổng cục Hải quan, đồng thời đang phối hợp với Tổng cục Hải quan xây dựng phương thức kết nối và thử nghiệm trao đổi về mặt kỹ thuật, dự kiến sẽ triển khai chính thức thủ tục này trong quý IV/2018, hoàn thành 100% mục tiêu giai đoạn 2016-2018. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành 5/5 thủ tục.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau khi rà soát, tổng số thủ tục Bộ sẽ thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2018 là 6 thủ tục. Đến nay, thực hiện 1/6 thủ tục, đạt 16,7% và sẽ tiếp tục thực hiện thêm 5 thủ tục còn lại đến cuối năm 2019. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành 6/6 thủ tục.

Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mang tính đặc thù, cần đáp ứng yêu cầu cao để đảm bảo phù hợp thuần phong mỹ tục, giữ gìn đạo đức xã hội, bảo vệ cộng đồng, an ninh an toàn trật tự xã hội, bản quyền tác giả và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất sản phẩm văn hóa trong nước. Do đó, các thủ tục này cần xem xét kỹ lưỡng khi đưa vào triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đến nay đã kết nối và triển khai 1 thủ tục cấp C/O mẫu B đi ASEAN theo Quyết định 2185/2016/QĐ-TTg giai đoạn 2016-2018. Tuy nhiên số lượng hồ sơ khai báo còn ít do doanh nghiệp lựa chọn C/O mẫu D được hưởng ưu đãi thuế cho các lô hàng xuất khẩu đi thị trường ASEAN là chủ yếu. Đến năm 2020 sẽ triển khai mở rộng việc cấp C/O đi các thị trường khác.

Bên cạnh đó, từ ngày 15/11/2017, Cơ chế một cửa quốc gia đã được triển khai tại các cảng hàng không quốc tế trên cả nước (3 thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh) với sự tham gia kết nối của trên 40 hãng hàng không quốc tế khai thác các chuyến bay chở hành khách và hàng hóa đến Việt Nam và xuất phát từ Việt Nam.

Bảo Ngọc (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam vừa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, thu giữ 700 kg thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.