Theo VASEP, các thị trường nhập khẩu thủy sản chính như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc tiếp tục bị chi phối bởi 2 yếu tố chính là lạm phát và lượng hàng tồn kho. Lạm phát tại nhiều thị trường chưa có dấu hiệu hạ nhiệt kìm hãm sự hồi phục nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản tại Mỹ và EU...
Tuy nhiên, lượng tồn kho thuỷ sản đang được giải tỏa dần ở các thị trường sau thời gian dài các nhà nhập khẩu giảm mua, nhu cầu dự báo sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm.
![Xuất khẩu thủy sản đang có những tín hiệu tích cực Xuất khẩu thủy sản đang có những tín hiệu tích cực](https://media.thuonghieucongluan.vn/uploads/2022/06/26/20211028091654287xuat-khau-thuy-san-sang-my-hoi-phuc-manh-1600-1-1656236790.jpeg)
Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông VASEP cho rằng, tín hiệu tích cực từ thị trường đã có, hiện các DN thủy sản rất mong nhận được sự hỗ trợ, cùng đồng hành từ Chính phủ và các bộ, ngành để nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, nhất là nguồn tín dụng để thu mua nguyên liệu.
Theo Bà Hằng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia là thị trường lớn đối với những sản phẩm thủy sản có lợi thế của Việt Nam, đó là các mặt hàng chế biến sâu có giá trị gia tăng cao. Mặt khác, những thị trường này chưa bị áp lực cạnh tranh về nguồn cung và giá bán như ở Mỹ, EU hay Trung Quốc.
Bên cạnh đó, một số thị trường Đông Nam Á cũng được đánh giá là tiềm năng, vì lạm phát thấp hơn và lợi thế về vị trí địa lý, cũng như ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do.
Bùi Quyền