Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: “Vấp” nhiều rào cản

Theo Bộ Tài chính, trong 3 tháng đầu năm, có 7 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH; thu về 14.000 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại DN. Song trên thực tế, còn tồn tại nhiều rào cản làm chậm tiến trình CPH các DNNN, đòi hỏi cần có động thái quyết liệt hơn từ phía các cơ quan quản lý.

Thu về 14.236 tỷ đồng thoái vốn

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, trong phương án CPH được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vốn điều lệ của 7 DNNN thoái vốn trong quý I/2017 là 693,5 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 328,2 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 265,7 tỷ đồng, bán cho người lao động 8,5 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 4,7 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 86,3 tỷ đồng.

Trong 3 tháng đầu năm, các đơn vị đã thoái được 3.072 tỷ đồng, thu về 14.236 tỷ đồng, bao gồm cả các khoản thoái vốn năm 2016, các đơn vị mới báo cáo trong 3 tháng đầu năm 2017. Trong đó, đã thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm được 35,8 tỷ đồng, thu về 36,3 tỷ đồng; thoái vốn đầu tư ở DN khác được 1.703 tỷ đồng, thu về 2.061 tỷ đồng; SCIC đã bán vốn tại 15 DN với giá trị là 1.333 tỷ đồng, thu về 12.139 tỷ đồng.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: “Vấp” nhiều rào cản - Hình 1

Ảnh minh họa

Liên quan đến việc hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ tiến trình CPH, cùng với Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg làm cơ sở để các đơn vị triển khai công tác CPH, tái cơ cấu trong giai đoạn 2016 - 2020, các cơ chế, chính sách cơ bản đã hoàn thiện. Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về CPH DNNN và Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 - 2020 để làm tiền đề cho công tác này trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tuy hành lang pháp lý đã có và việc hướng dẫn cũng được triển khai khá tích cực, toàn diện, song quá trình sắp xếp, CPH, tái cơ cấu thời gian qua vẫn bộc lộ một số bất cập. Trong đó, quan trọng nhất là một số bộ, ngành, địa phương, DN chưa tích cực, chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện khiến tiến độ tái cơ cấu DNNN chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra. Tỷ lệ vốn nhà nước tại các công ty cổ phần còn cao do lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án CPH DN. Mặt khác, số lượng DN thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối khi CPH còn lớn nên làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư và nhà đầu tư lớn cũng là rào cản của quá trình CPH khối DN này.

Hiệu quả hoạt động của DNNN cũng chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; việc bàn giao các DN đã CPH về SCIC còn chậm; việc thoái vốn, giảm tỷ lệ vốn nhà nước đầu tư tại các DN theo tiêu chí phân loại DNNN chậm được triển khai. Nhiều DN sau khi sắp xếp lại, CPH, chuyển đổi sang công ty TNHH MTV chưa có sự đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh đã khiến mục tiêu CPH DNNN chưa đạt được như kỳ vọng.

Gắn trách nhiệm của người đứng đầu

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh CPH, tái cơ cấu DNNN, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương, DN cần quán triệt sâu sắc hơn các nghị quyết của Đảng, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từ đó xác định sắp xếp, đổi mới, CPH DNNN là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho rằng, việc xác định trách nhiệm cá nhân trong thực hiện sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN cần phải rõ ràng hơn. Bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế phải chịu trách nhiệm hành chính trước Thủ tướng Chính phủ nếu xảy ra chậm trễ. Đồng thời, các đơn vị cần xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả sắp xếp, CPH, thoái vốn nhà nước tại DN và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành DN; trường hợp thực hiện không đúng quy định, sai mục đích, kém hiệu quả, gây thất thoát, thua lỗ vốn và tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo các chuyên gia kinh tế, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 - 2020, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch, lộ trình tổ chức triển khai CPH khối DNNN và kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng về những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện. Đối với các đơn vị triển khai không đúng tiến độ hoặc chậm triển khai CPH theo kế hoạch, cần có biện pháp xử lý nghiêm, qua đó bảo đảm tiến độ CPH theo đúng lộ trình.

Quang Nam

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử
Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử

Ngày 24/4, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Đoàn khảo sát của Uỷ ban xã hội, Quốc hội khoá XV do đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội, Quốc hội Khoá XV làm trưởng đoàn làm việc với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan về tình hình phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do
Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM khuyến cáo người dân mua bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, không mua bán ngoại tệ tự do, trái với quy định pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.

Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024
Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024

Ngày 24/4, tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu Hội Soóng, tỉnh Quảng Ninh cọ đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn.

Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng
Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng

Liên quan đến vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả, Cơ quan CSĐT Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm một đối tượng về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Chiều ngày 24/4, tại thành phố Móng Cái, Cục Hải quan tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) biên giới và phát triển đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.