Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Còn mãi ký ức năm xưa

Ngẩng mặt nhìn lại ngày 30/4 năm ấy, thấm thoắt đã gần 1/2 thế kỷ trôi qua. 48 năm –non sông liền một dải, ca khúc khải hoàn - một chặng đường dài lịch sử, đủ để nói lên sự đổi thay vượt bậc của đất nước và sự trưởng thành của lớp trẻ hôm nay…

Mít tinh kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Ngày 30/4/1975, tôi 14 tuổi, cái tuổi cứ thích nói leo “chen ngang các cụ”. Nhưng cái tuổi ấy, cũng biết hòa mình vào biển người, biển cờ và hoa trong ngày vui chiến thắng.

Tuổi học trò với những ngày chiến tranh khói lửa còn in đậm trong tôi. Nhớ những lần sơ tán xa nhà, những ngày đội mũ rơm đi học, phải chui rúc dưới những mái nhà ngập sâu trong nước để tránh máy bay địch bắn phá.

Và nhớ cái lần máy bay địch ném bom xuống Kho gạo - Xí nghiệp 19/8 Tứ Kỳ - Hải Dương, cướp đi hơn 20 mạng người...

Chính trong lần ấy, 4 đứa chúng tôi đã cả gan rúc vào một… hố xí chứa đầy phân ở làng bên để tránh bom địch, trên đường đi học về.

Khi địch chấm dứt chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc, chúng tôi được thảnh thơi cắp sách tới trường, nhưng vẫn chưa hết lo cùng với nỗi lo chung của đất nước, khi biết rằng chiến tranh đang còn ác liệt ở miền Nam. Cả xóm tôi, chỉ có duy nhất cái đài bán dẫn Liên Xô. Tối đến, mọi người quây quần nghe tin tức thời sự từ miền Nam.

Mít tinh kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Ngày bộ đội ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, chúng tôi càng chăm chú theo dõi tin chiến sự trên đài, báo. Mỗi khi có ai đó ở Hà Nội về nói chuyện thời sự, thì không những người xóm trên, mà người xóm dưới, xóm trong, xóm ngoài đều mau chóng thu xếp công việc đến nghe bằng được.

Những lúc ấy, chúng tôi nhanh nhảu nhận chân “điếu đóm” để cùng được nghe, chia vui với mọi người.

Tôi không sao quên được niềm vui hiện rõ trên nét mặt của từng người, mỗi khi nghe tin chiến thắng ở các mặt trận, chiến trường.

Mít tinh kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Rồi một ngày vui mong đợi đã đến - ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, ngày “Bác Tôn ôm hôn thắm thiết từng người trong Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”. Mọi người ai nấy vui sướng, trào nước mắt. Đâu đâu cũng cờ và hoa, tiếng hát, tiếng cười...

Chiến tranh qua đi.

Trải qua những bước thăng trầm, đất nước giờ đây đã thực sự đổi thay vô cùng to lớn. Cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc hơn lên. Những nhà máy, những công trình đang vươn tới những tầm cao.

Con người cũng đổi thay rất nhiều.

Lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong đất nước hòa bình, độc lập, tự do, đổi mới và hội nhập sâu rộng toàn cầu.

Họ sống trong môi trường mới, xã hội mới có nhiều may mắn hơn lớp trước rất nhiều. Song, bởi họ được sống trong môi trường mới, xã hội mới nên có không ít người đã “để ngoài tai” những gì vinh quang của quá khứ.

Còn đâu tình đoàn kết, tương thân tương ái; còn đâu tình làng nghĩa xóm, bạn bè đồng chí, đồng đội ấm áp, vô tư...?

Mít tinh kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Trong thời CMCN 4.0, công nghệ số - khiến con người ta lắm đỗi bon chen: Lợi ích thiết thân vượt trên tất cả?

Bản chất con người Việt trong chiến tranh đó là tinh thần dũng cảm, mưu trí vô song, sẵn sàng xả thân vì nước...; giờ đây, đôi phần bị đảo lộn, xói mòn?

Những đức tính tốt đẹp, cao quý ấy đang bị lấp dần; thay vào đó là sự “anh hùng rơm”, là những thói hư tật xấu đang gặm nhấm dần lòng tin của lớp ông cha - những người đã không tiếc máu xương, hiến dâng trọn đời cho tương lai đất nước.

Xã hội, đâu đó đang nổi lên tệ tham nhũng, tiêu cực khiến cho đạo đức con người xuống cấp. Có những chuyện đời thường, tưởng chừng đơn giản, nhưng hóa ra trở nên quanh co, phức tạp. Nạn cờ bạc, đề đóm, ma túy; nạn cưỡng hiếp, đâm chém nhau... vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đó là sự phân cực giàu – nghèo ngày càng rõ nét.

Các cụ bảo “ra đường tránh voi chẳng xấu mặt nào”! Câu phương ngôn ấy, người Việt  không mấy ai không hiểu.

Vậy nhưng, có không ít kẻ tự coi mình là “voi” nghênh ngang ngoài đường, bắt mọi người phải nể tránh. Bằng chứng là những chuyện xảy ra thường nhật... Nơi này, người ta tức nhau, dùng dao đâm nhau vì một lời kích bác sau cơn say rượu; nơi kia, một cậu học trò tồi “giận cá chém thớt”, đã giết oan cô giáo dạy chính mình; rồi chuyện trong đêm khiêu vũ, chỉ vì chót dẫm phải chân nhau mà một mạng người chết oan từ lưỡi dao của kẻ hống hách, hợm của! Chỉ vì giành nhau miếng đất đôi chục mét vuông mà anh vác dao “thịt” em ruột của mình…

Hằng ngày, trên đất nước, có lúc nào ngớt tin về nạn cưỡng hiếp phụ nữ, trẻ em? Nạn trấn lột, cướp bóc trên đường? Nạn cờ bạc, nghiện ngập ma túy ngoài xã hội, trong các trường học?...

Rốt cuộc đó là hậu quả của cái gì, nếu không phải là từ những nguyên nhân trên?...

Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đổi mới, hội nhập sâu rộng toàn cầu, việc xây dựng gia đình văn hóa là vô cùng hệ trọng, càng phải được đặt ra.

Có gia đình văn hóa, tức là mọi người trong nhà đều có phẩm chất đạo đức tốt, thì mới có quan hệ làng xóm, khu phố tốt và mới có xã hội văn minh. Chúng ta thấy, trong xóm nào, khu tập thể nào mà có một vài gia đình, thậm chí một gia đình thiếu văn hóa, có những đứa con hư, thì xóm ấy, khu tập thể ấy thường xảy ra những chuyện không hay, có khi gây xích mích, mâu thuẫn nhau, làm mất đi tình thân ái, xóm giềng, còn đâu nói đến chuyện “bán anh em xa, mua láng giềng gần” như người xưa thường nói.

Mít tinh kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Một gia đình được xem “có văn hóa” - bao gồm nhiều lĩnh vực:

Có truyền thống cách mạng với những danh hiệu cao quý, do Nhà nước phong tặng như Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ, chiến sỹ Anh hùng, chiến sỹ quyết thắng, chiến sỹ thi đua; gia đình Tổ quốc ghi công, gia đình vẻ vang, huân huy chương, bằng khen, giấy khen;

Gia đình có truyền thống ngành nghề gia truyền, nghệ nhân nổi tiếng; có truyền thống văn hóa, nếp sinh hoạt trong nhà đầy tình nghĩa ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu đầm ấm và quan hệ xã hội lành mạnh, đoàn kết, tương thân, tương ái…

Tất cả những truyền thống đó, đều phải được xây dựng, giữ gìn, nâng niu và trân trọng, không ngừng bồi dưỡng để nó trở thành “của báu” trong nhà, được thể hiện trong đương đại và ngày càng hiện đại. 

Nếu không làm như vậy, truyền thống có thể bị mai một, các danh hiệu cao quý có thể bị hoen ố, mặc dù trong nhà treo đầy huân huy chương, mà không có gia đình êm ấm và không được tín nhiệm xã hội. 

Đương nhiên, trong gia đình, người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dạy con cháu giữ gìn và phát triển giống nòi, giáo dục các thế hệ con cháu về nhân cách, phẩm chất. Và vì vậy, phát huy truyền thống gia đình, xây dựng gia đình văn hóa - chính là gắn với việc xây dựng hạt nhân đầu tiên: “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo!”.

Mít tinh kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Các cụ ta dạy cách đối nhân xử thế, những lời hay lẽ phải ở đời về hành vi đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam và đã được đúc kết bằng những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn…

Tất cả những điều đó, đều nhằm mục đích răn dạy, để người đời sau lấy đó làm gương sáng mà soi vào, mà học hỏi, nghiền ngẫm, đưa nó vào cuộc sống hằng ngày, liên hệ tới từng người.

Nền kinh tế thị trường đang từng ngày, từng giờ diễn ra sôi động. Con người cũng phải luôn chịu sự chi phối của các quy luật ấy.

Song dù có thế nào, chúng ta cũng không để phụ lòng ông cha - những người đã không tiếc xương máu và tuổi thanh xuân của mình, hiến dâng cho Tổ quốc, mang lại hòa bình cho dân tộc, với lòng mong mỏi có được cuộc sống văn minh, giàu đẹp, tự do, ấm no và hạnh phúc.

Xuân Phong

Bài liên quan

Tin mới

Chủ động phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 2
Chủ động phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 2

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành có liên quan về việc tiếp tục tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên lúa vụ Xuân 2024.

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.

Đình chỉ lưu hành sản phẩm mỹ phẩm Serum phục hồi da hư tổn
Đình chỉ lưu hành sản phẩm mỹ phẩm Serum phục hồi da hư tổn

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm Serum phục hồi da hư tổn.

Bắc Giang: Gần 800 tỷ đồng thực hiện dự án cầu đường sắt Cẩm Lý
Bắc Giang: Gần 800 tỷ đồng thực hiện dự án cầu đường sắt Cẩm Lý

Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án cầu đường sắt Cẩm Lý (Lục Nam, Bắc Giang) trên tuyến đường sắt Kép - Hạ Long. Tổng kinh phí đầu tư công trình gần 800 tỷ đồng.

Bắc Ninh: Triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa
Bắc Ninh: Triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa

Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản số 1379/UBND-KGVX, thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

[Ảnh] Khoảnh khắc ấn tượng trong chương trình "Dưới lá cờ quyết thắng" tại điểm cầu Điện Biên
[Ảnh] Khoảnh khắc ấn tượng trong chương trình "Dưới lá cờ quyết thắng" tại điểm cầu Điện Biên

NDO - Tối 5/5, đông đảo nhân dân tỉnh Điện Biên đã được sống trong không khí xúc động, đầy lắng đọng khi tham dự Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng". Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu: Hà Nội, Điện Biên, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và Kon Tum.