Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công cụ góp phần tăng nguồn thu từ thuế, chống trốn thuế, chuyển giá

Thuế tối thiểu toàn cầu là vấn đề thời sự được các quốc gia và tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới quan tâm nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng  trốn thuế đang diễn ra khá phổ biến. Do đó, Việt Nam chủ động tham gia và cần có giải pháp thích ứng để vừa bảo đảm thực hiện quy định của quốc tế, vừa bảo đảm lợi ích dân tộc.

Theo TS. hi có hiệu lực, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có một số tác động nhất định tới Việt Nam
TS. Cấn Văn Lực, khi có hiệu lực, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có một số tác động nhất định tới Việt Nam (Ảnh minh họa)

GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng, nước ta đang hội nhập sâu rộng với thế giới, tham gia nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, hiệp định song phương và đa phương, là quốc gia có trách nhiệm giải quyết những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch Covid-19.

Thuế tối thiểu toàn cầu là vấn đề thời sự của thế giới để chống lại cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư thông qua giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; các quốc gia được khuyến khích hành động để hưởng lợi từ việc hạn chế cạnh tranh thuế và tránh việc các khoản thu thuế bị thu ở nơi khác, do đó, Việt Nam chủ động tham gia và cần có giải pháp thích ứng để vừa bảo đảm thực hiện quy định của quốc tế, vừa bảo đảm lợi ích dân tộc.

Khi tham gia cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề chủ yếu: Phải đảm bảo mức thuế thu nhập doanh nghiệp bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu đã được thống nhất trên toàn cầu; Bãi bỏ tất cả các ưu đãi thuế  được quy định tại các luật thuế và luật đầu tư nhằm giảm hoặc loại bỏ thuế đánh vào lợi nhuận, bởi vì các hình thức khuyến khích này không những có hiệu quả thấp trong việc thu hút đầu tư, mà với thuế tối thiểu toàn cầu, sẽ không đạt được mục tiêu khuyến khích đầu tư, thậm chí còn dẫn đến tình trạng chuyển thuế từ các quốc gia tiếp nhận FDI sang các quốc gia cư trú của TNCs.

Theo TS. Cấn Văn Lực, khi có hiệu lực, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có một số tác động nhất định tới Việt Nam. Việc tham gia triển khai thuế tối thiểu toàn cầu góp phần tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nói riêng. Việc tích cực tham gia, thực hiện các công cụ, khuôn khổ pháp lý của OECD sẽ góp phần cải thiện hình ảnh của Việt Nam trong mắt các đối tác, nhà đầu tư quốc tế. Điều này sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý về thuế của Việt Nam nói riêng và thúc đẩy sửa đổi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam theo hướng giảm ưu đãi về thuế và tăng cường cạnh tranh bằng môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, nhân lực…

Hơn thế nữa, thuế tối thiểu toàn cầu góp phần tăng nguồn thu từ thuế, hạn chế các hiện tượng trốn, tránh thuế, chuyển giá… của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Báo cáo tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2020 của hơn 25.100 doanh nghiệp FDI đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam của Bộ Tài chính ghi nhận hơn 14.100 doanh nghiệp FDI khai báo lỗ, chiếm 56% tổng số doanh nghiệp. Tổng số lỗ của các doanh nghiệp lên tới 151.000 tỉ đồng.

Từ phân tích trên, TS. Cấn Văn Lực nêu lên một số kiến nghị.  

Một là, Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT cần nhanh chóng rà soát, đánh giá tác động cụ thể, đề xuất phương án phù hợp: Việt Nam có nên áp mức thuế này hay không? Có lộ trình, mức thuế nào khác không? Tổ chức thực hiện thế nào đảm bảo khả thi, hiệu quả và không xảy ra tranh chấp.

Hai là, cơ quan thuế cũng cần rà soát các chính sách phát luật về thuế để trình sửa đổi các quy định, quy trình kê khai thuế phù hợp; đồng thời có kế hoạch truyền thông về các chính sách này; tập huấn cho cán bộ và các doanh nghiệp nắm bắt, thực hiện đúng các điều chỉnh về quy định pháp lý. Bên cạnh đó, cần xây dựng cẩm nang hướng dẫn thực hiện theo thỏa thuận quốc tế với những nội dung nếu Việt Nam cam kết như quy định về tránh hình thành cơ sở thường trú, định nghĩa về đối tượng có quan hệ liên kết, quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến thỏa thuận; cần nghiên cứu bổ sung cơ chế trọng tài để giải quyết tranh chấp; nâng cao năng lực chống chuyển giá, trốn thuế, tránh thuế.…

Ba là, Việt Nam cần thay đổi chính sách thu hút đầu tư theo hướng tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh từ các yếu tố như môi trường kinh doanh, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng... vốn là các yếu tố cơ bản khi đưa ra các quyết định đầu tư kinh doanh; thay vì hướng tới ưu đãi về thuế. Theo đó, Việt Nam cần phát huy các thế mạnh môi trường chính trị ổn định, vị trí thuận lợi và cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển hoàn thiện, nguồn nhân lực với  chi phí ở mức trung bình thấp. Cụ thể: 

Chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và giá cả, trong đó chú trọng liều lượng và thời điểm cung tiền trong nền kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả các mặt hàng Nhà nước quản lý, xây dựng kịch bản điều hành giá chi tiết cho từng mặt hàng và đánh giá tác động chung đến chỉ số giá trong từng thời điểm để có sự điều chỉnh phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu 4%.

Đẩy mạnh cải thiện thực chất môi trường kinh doanh: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thể chế về đầu tư - kinh doanh, theo hướng không ban hành thêm các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, làm tăng hoặc phát sinh chi phí cho người dân, doanh nghiệp; đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật ban hành mới rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh tạo rào cản gia nhập thị trường…

Thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, các ngành và nền kinh tế; Chủ động nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế bền vững: Tận dụng các cơ hội hội nhập để học hỏi và áp dụng công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và thu hút FDI, ODA một cách chủ động, sàng lọc vì mục tiêu chung thay vì cục bộ, địa phương, ưu tiên giải pháp gắn kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước; tăng cường liên kết, học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia trong chuẩn bị nhân sự và phương tiện để hấp thụ công nghệ, đặc biệt là các ngành nông nghiệp xanh, du lịch, CNTT, công nghiệp chế biến - chế tạo và phụ trợ;

Đa dạng hóa thị trường, đối tác, có tính chiến lược, chọn lọc rõ ràng nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro tập trung; chú trọng khai thác, sử dụng hiệu quả hơn vốn tri thức, đổi mới, sáng tạo, nhất là từ đội ngũ tri thức kiều bào (gồm cả việc tăng hiệu quả kết nối lực lượng trong và ngoài nước); cần thực thi hiệu quả những định hướng, mục tiêu, giải pháp đề ra tại Nghị quyết 50 ngày 20/08/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; và Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/06/2022 phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030.

Thái Bình



Bài liên quan

Tin mới

Một doanh nghiệp của Lào Cai bị cưỡng chế hơn 17 tỷ đồng tiền nợ thuế
Một doanh nghiệp của Lào Cai bị cưỡng chế hơn 17 tỷ đồng tiền nợ thuế

Cục Hải Quan Lào Cai vừa ra quyết định cưỡng chế và thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với Công ty Phát triển số 1 - TNHH 1TV. Tổng số tiền cưỡng chế là hơn 17 tỷ đồng.

Golfer huyền thoại đầu tiên đạt eagle tại giải golf huyền thoại là ai?
Golfer huyền thoại đầu tiên đạt eagle tại giải golf huyền thoại là ai?

Sáng 30/11, vòng thi đấu chính thức của Vinpearl DIC Legends Việt Nam 2023 đã diễn ra. Rất nhanh chóng, các golfer huyền thoại đã thể hiện đẳng cấp thế giới trên sân Vinpearl Golf Nha Trang.

Thanh Hoá tăng cường phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc
Thanh Hoá tăng cường phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 10271/QLD-CL gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, phòng, chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc.

The Rice Trader trao giải gạo ngon nhất thế giới cho gạo ST25 của Việt Nam
The Rice Trader trao giải gạo ngon nhất thế giới cho gạo ST25 của Việt Nam

Cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới trong khuôn khổ Hội nghị Thương mại lúa gạo toàn cầu do The Rice Trader tổ chức tại Philippines vừa công bố kết quả trưa nay, 30/11. Gạo ST25 lại đoạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2023.

Lào Cai đề xuất chia tách sở Giao thông vận tải – Xây dựng thành hai sở
Lào Cai đề xuất chia tách sở Giao thông vận tải – Xây dựng thành hai sở

Năm 2018, Lào Cai thành lập Sở Giao thông vận tải - Xây dựng trên cơ sở hợp nhất 02 Sở Giao thông vận tải và Xây dựng. Mô hình hoạt động của Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai là duy nhất trên cả nước và chưa có tiền lệ; sau 05 năm hoạt động vẫn chưa được Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ...

Không khí lạnh tràn vào miền Bắc trong chiều nay, nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ
Không khí lạnh tràn vào miền Bắc trong chiều nay, nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ

Không khí lạnh đợt này sẽ khiến nhiệt độ ở nhiều tỉnh miền Bắc giảm mạnh. Vùng núi Sa Pa, Ô Quy Hồ, Mẫu Sơn có thể dưới 10 độ.