Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dịch Covid-19 khiến lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ hơn

Dịch Covid-19 đã phủ bóng đen lên ngành bán lẻ toàn cầu. Song, chính cuộc khủng hoảng này đã giúp "kích hoạt" sự đổi mới, khiến lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ hơn, nhất là xu hướng mua sắm qua online...

Xu hướng tiêu dùng online “gặp thời” sau đại dịch bùng phát

Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện cho thị trường bán lẻ có cơ hội sớm trở lại.

Câu hỏi đặt ra:

Liệu rằng, người dân có trở lại các cửa hàng, Trung tâm thương mại hay vẫn giữ thói quen mua sắm online như thời điểm còn cách ly xã hội?

Một nhân viên văn phòng tại Hà Nội cho biết:

"Trước đây, tôi không có thói quen mua hàng online. Nhưng từ khi thực hiện giãn cách xã hội, thời gian ở nhà rất nhiều và phải hạn chế đến nơi đông người, buộc tôi chuyển sang đặt hàng trên các ứng dụng thay vì đi trực tiếp đến cửa hàng, siêu thị.

Tuy nhiên, từ đó, tôi thấy việc đặt hàng này khá tiện lợi, không chỉ mua thức ăn, nước uống, đến các sản phẩm tiêu dùng gia đình, điện máy tôi cũng có thể đặt mua online với nhiều ưu đãi khá hấp dẫn”.

Số liệu của Bộ Công Thương cũng cho thấy, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2020 đạt 1,895 nghìn tỉ đồng, chiếm 79,6% tổng mức bán lẻ và doanh thu thị trường trong nước và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước do nguồn cung hàng hóa dồi dào.

Có thể thấy, dịch Covid-19 đang “vô tình” đẩy mua sắm online đi nhanh hơn làm thay đổi thói quen mua sắm của người Việt, thích ứng với xu hướng của thế giới.

Phân tích cụ thể về xu hướng này, bà Nguyễn Thúy Anh, Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số (Cục thương mại điện tử và Kinh tế số) khẳng định, diễn biến dịch bệnh khá phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành nghề như xuất nhập khẩu, du lịch…, nhưng thương mại điện tử lại là lĩnh vực ít bị tác động hơn so với ngành khác, thậm chí tăng trưởng.

“Dịch đã ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng, phương thức mua hàng online ngày càng nhiều hơn, ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng của ngành thương mại điện tử. Các doanh nghiệp bán hàng truyền thống bắt đầu nghĩ đến phương thức chuyển dịch dần sang online. Ngay cả doanh nghiệp sản xuất cũng chuyển đổi số để tiệm cận với bán hàng online”, bà Nguyễn Thúy Anh đánh giá.

Dịch Covid-19 là cơ hội cho các kênh bán hàng onlineDịch Covid-19 là cơ hội cho các kênh bán hàng online

Ông Nguyễn Quang Thử - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, rất khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, cơ sở triển khai mua bán online. Bởi, cách mạng công nghiệp 4.0 đang vận hành ngày càng thông suốt trong mọi hoạt động của xã hội, nhất là lĩnh vực thương mại.

Bởi vậy, mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử đã trở thành công cụ quan trọng để doanh nghiệp hướng tới tăng năng suất, hiệu quả quản lý và đẩy mạnh hoạt động sản xuất.

Bán lẻ thay đổi để thích ứng với xu thế tiêu dùng mới

Theo chuyên gia ngành bán lẻ Vũ Vinh Phú, dịch Covid-19 là một thách thức to lớn mà ngành bán lẻ phải vượt qua, nhưng đó cũng là cơ hội để ngành bán lẻ nhìn lại mình để đổi mới hơn nữa trong việc tổ chức thu mua nguồn hàng và bán ra phục vụ cho xã hội hiệu quả hơn.

Trước hết, ngành bán lẻ phải tự thân đổi mới mình một cách toàn diện, đồng thời khắc phục những khiếm khuyết trong giai đoạn trước đây để thực hiện ngày càng tốt hơn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, chất lượng, giá cả hàng hóa kinh doanh phải nâng lên một bước, nhất là ở các siêu thị và trung tâm thương mại, nơi người tiêu dùng thường đặt niềm tin cao nhất. Về giá cả, cần rà soát lại các mức giá vô lý, không hợp lý do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan để kéo giá về  một mức mà thị trường có thể chấp nhận được và mang tính cạnh tranh cao giữa các kênh bán lẻ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đầu tư chiều sâu, thay đổi như mở rộng, kết hợp cả kênh bán hàng online và các kênh trực tiếp đến người tiêu dùng; chuyển đổi danh mục sản phẩm; tăng cường bán hàng đa kênh và truyền tải thông điệp về sức khỏe và đảm bảo chất lượng...

Dịch Covid-19 đã phủ bóng đen lên ngành bán lẻ toàn cầu. Song, chính cuộc khủng hoảng này đã giúp "kích hoạt" sự đổi mới, khiến lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, xu hướng mua sắm qua online, trong bối cảnh mọi người phải hạn chế đi lại, tụ tập đến nơi đông người để phòng chống dịch bệnh đã được các nhà bán lẻ tại Việt Nam tận dụng phát triển.

Điều này, không chỉ giúp tăng trưởng doanh thu trong dịch, mà còn trở thành xu hướng (kênh) mua sắm trong tương lai.

Linh Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.