Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cư dân Tân Tây Đô khốn khổ sống chung với nước bẩn, CĐT nói gì?

"Hàm lượng asen trong nước cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế, cư dân Tân Tây Đô liên tục “kêu cứu” đến CĐT và cơ quan chức năng, nhưng suốt 5 năm, thực trạng này chẳng có gì thay đổi", các cư dân cho biết.

Trong nhiều ngày qua, một loạt toà nhà thuôc Khu đô thị mới Tân Tây Đô (do Công ty CP đầu tư Hải Phát làm CĐT) treo đầy băng rôn thể hiện thái độ bức xúc của cư dân, phản đối sự thiếu trách nhiệm của CĐT, yêu cầu CĐT cấp phát nước sạch đảm bảo quyền lợi của cư dân.

Các cư dân cho biết, nước sinh hoạt mà họ sử dụng suốt 5 năm nay có hàm lượng asen cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Đáng lưu ý, các cư dân cho biết cũng đã nhiều lần kiến nghị, đấu tranh, yêu cầu CĐT cung cấp nước sạch nhưng vẫn không được giải quyết triệt để. Trong khi đây là vấn đề cực kỳ cấp thiết vì liên quan đến an toàn sức khoẻ của cả nghìn hộ dân.

Ông Nguyễn Ngọc Lam - Trưởng ban Quản trị tòa nhà HHB cho biết, nhiều năm (từ năm 2014) cư dân đã gửi đơn đi khắp nơi, từ cấp huyện đến Văn phòng Chính phủ. Mặc dù Văn phòng Chính phủ, UBND TP cũng đã chỉ đạo xuống các ban ngành và huyện Đan Phượng, nhưng đến thời điểm này tình trạng nước bẩn vẫn chưa được cải thiện.

Cư dân Tân Tây Đô khốn khổ sống chung với nước bẩn, CĐT nói gì? - Hình 1

Cư dân chung cư Tân Tây Đô căng băng rôn yêu cầu CĐT Hải Phát cấp nước sạch

Cư dân phản ảnh, hiện đường ống nước sạch do Công ty CP nước sạch Tây Hà Nội làm CĐT đang tiến hành thi công, lắp đặt dọc tuyến QL 32 đi qua Khu đô thị Tân Tây Đô, nhưng cả nghìn cư dân vẫn phải trông chờ vào việc CĐT đưa ra phương án đấu nối, đưa nước sạch về.

Còn Công ty CP Đầu tư Hải Phát, CĐT chung cư Tân Tây Đô lại khẳng định: “Công ty đã làm đúng vai trò và trách nhiệm của CĐT dự án nhằm tìm giải pháp tháo gỡ vấn đề nước sạch cho cư dân HHB và CT2A-B. Việc cư dân yêu cầu Hải Phát phải cung cấp nước sạch là không có căn cứ”.

Đại diện CĐT cũng cho biết: “Trên cơ sở các quy định pháp luật và văn bản của cơ quan chức năng, việc cư dân yêu cầu Công ty CP Đầu tư Hải Phát phải cung cấp nước sạch là chưa đúng với quyền hạn và khả năng của doanh nghiệp”.

Công ty CP Đầu tư Hải Phát đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc này, để trong thời gian sớm nhất, cư dân đang sinh sống tại Khu đô thị Tân Tây Đô sẽ được cải thiện nguồn nước sinh hoạt theo đúng tiêu chuẩn.

Thời gian qua, câu chuyện cư dân khốn khổ vì sống chung với nước bẩn nhưng CĐT vẫn “thờ ơ” không phải là mới. Gần đây nhất, các cư dân tại KĐT Thanh Hà Cienco5 (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) cũng “tố” CĐT là Tập đoàn Mường Thanh thiếu trách nhiệm khi để cư dân sống chung với nước bẩn hơn 1 năm. Ngoài việc nguồn nước bị nhiễm asen gấn 6 lần quy định, cư dân tại đây cũng phát hiện bể ngầm chứa nước rất nhiều rác thải và bùn đất. Bể mái chứa nước cấp phát đến từng hộ dân cũng chứa nhiều bùn lâu ngày không được vệ sinh.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã ra văn bản chỉ đạo cuộc xử lý dứt điểm vấn đề nước bẩn tại KĐT Thanh Hà, tuy nhiên đến nay, CĐT vẫn chưa có động thái gì.

Tương tự, hàng trăm hộ dân ở Khu đô thị Hồng Hà Eco City (còn gọi Khu đô thị mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cũng phải sống cảnh "khóc dở, mếu dở" vì nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Cư dân tại đây cho biết, suốt từ tháng 8/2016 đến nay, cư dân tại các tòa nhà CT5, CT6, CT15 và CT16 do Công ty CP Tứ Hiệp Hồng Hà Dầu khí làm CĐT phải sống chung với tình cảnh nước bẩn. Nước sinh hoạt xả ra từ vòi đầy cặn, có lúc đen như nước cống với giun, bọ gậy bơi loăng quăng.

Sau nhiều lần “kêu cứu”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã ký Công văn số 1845/UBND-TKBT, yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì kiểm tra và thực hiện ngay các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch theo quy định cho cư dân Khu đô thị mới Tứ Hiệp.

Tình trạng này, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các thiết bị vệ sinh, quần, áo cũng như sức khỏe đời sống người dân. Cuối cùng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng mạnh tay vào cuộc xử lý dứt điểm.

Sống giữa lòng Hà Nội, bỏ ra khoản tiền lớn đến cả tỷ đồng để mua nhà với mong muốn được an cư lạc nghiệp, nhưng rất nhiều cư dân tại các KĐT, nhà chung cư không được đảm bảo quyền lợi chính đáng.

Thiết nghĩ, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ phía các cơ quan chức năng để rõ ràng ai đúng ai sai, từ đó mới quy kết trách nhiệm đúng bên, đảm bảo đời sống ổn định cho cư dân.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.