Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cửa hàng “Siêu thị đồng giá 18k” bày bán nhiều hàng hóa không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt

Hàng nghìn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt đang được bày bán công khai tại cửa hàng “Siêu thị đồng giá 18k” trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều mối lo với hàng “ngoại” không tem nhãn phụ

Cụ thể, theo ghi nhận thực tế của phóng viên Thương hiệu và Công luận tại cửa hàng “Siêu thị đồng giá 18k” tại số 527D Phan Văn Trị, phường 5, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh tại đây đang bày bán hàng nghìn sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã cũng như kích thước hàng hóa từ: dầu gội đầu, mỹ phẩm, chăm sóc da, đồ gia dụng, văn phòng phẩm, đồ dùng thiết yếu hàng ngày cho đến đồ dùng của trẻ em... nhưng đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, mập mờ về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Cửa hàng “Siêu thị đồng giá 18k” tại số 527D Phan Văn Trị, phường 5, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Cửa hàng “Siêu thị đồng giá 18k” tại số 527D Phan Văn Trị, phường 5, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Hoàng Bách)

Quan sát bằng mắt thường dễ dàng nhận thấy hầu hết các mặt hàng ở đây “chi chít” những dòng chữ bằng tiếng nước ngoài (chữ Trung Quốc - PV)... nên việc xác định nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm cũng như các thông tin về sản phẩm: hướng dẫn sử dụng, thành phần, công dụng bằng tiếng tiếng Việt,… đều không có.

Người tiêu dùng muốn tìm hiểu thông tin về sản phẩm hay cách sử dụng đều phải hỏi nhân viên tại cửa hàng mới có thể nắm rõ. Điều này gây khó khăn và bất tiện cho người tiêu dùng khi có nhu cầu mua hàng sử dụng.

Từ đồ dùng học tập…
Từ đồ dùng học tập… (Ảnh: Hoàng Bách)

Trong vai khách hàng, đang có nhu cầu tìm mua một vài vật dụng cho gia đình, phóng viên có thắc mắc với nhân viên tại cửa hàng về nguồn gốc của những sản phẩm này thì nhận được câu trả lời: “đây là hàng nội địa Trung (hàng Trung Quốc – PV) nên không có chữ, tem nhãn bằng tiếng Việt. Tại cửa hàng cũng có một số sản phẩm là hàng của Việt Nam, anh có thể tham khảo qua”.

… đến đồ chơi trẻ em
… đến đồ chơi trẻ em (Ảnh: Hoàng Bách)

Có mặt tại cửa hàng “siêu thị đồng giá 18k”, chị N.T.H (khách hàng) cho biết: “Những sản phẩm ở đây phần lớn là hàng từ Trung Quốc. Chắc là chủ họ xách tay từ bên Trung Quốc về Việt Nam để bán”.

“Hàng Trung Quốc nên mẫu mã đẹp thật, còn chất lượng như thế nào thì cũng chả biết?!” chị H. chia sẻ thêm.

Quy định pháp luật về nguồn gốc hàng hóa và nhãn hàng hóa

Theo khoản 3 Điều 7 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng Tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”

Những sản phẩm tại cửa hàng được bán đồng giá 18.000 đồng/sản phẩm
Những sản phẩm tại cửa hàng được bán đồng giá 18.000 đồng/sản phẩm (Ảnh: Hoàng Bách)

Khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.”   

Như vậy, theo các quy định này, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân khi bày bán, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu cũng phải chấp hành đúng quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu.

Đa số các mặt hàng ở đây đều là tiếng Trung Quốc, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt
Đa số các mặt hàng ở đây đều là tiếng Trung Quốc, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt (Ảnh: Hoàng Bách)

Trường hợp cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt Nam là vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP. Tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm, mức tiền xử phạt được quy định tại khoản 2 Điều này.

Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật.

Sản phẩm đồ dùng gia đình đều không có thông tin tiếng Việt để người mua nắm rõ được hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ đến từ đâu...
Sản phẩm đồ dùng gia đình đều không có thông tin tiếng Việt để người mua nắm rõ được hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ đến từ đâu... (Ảnh: Hoàng Bách)

Thực tế thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra, phát hiện nhiều vụ vận chuyển, bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tem và nhãn phụ theo quy định.

Theo Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã kiểm tra 2.662 vụ, trong đó tổng số vụ vi phạm là 2.515 vụ với tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 63,5 tỷ đồng; tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy hơn 47,5 tỷ đồng; thu nộp ngân sách hơn 51,8 tỷ đồng.

Những tác động tiêu cực mà nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ mang lại cho xã hội là rất lớn
Những tác động tiêu cực mà nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ mang lại cho xã hội là rất lớn (Ảnh: Hoàng Bách)

Trong tháng 7/ 2024, tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gian lận thương mại không có dấu hiệu giảm. Các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã xử lý là 344 vụ, thu nộp ngân sách với tổng số tiền hơn 9,2 tỷ đồng. Cục Quản lý thị trường đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra một vụ có dấu hiệu phạm tội buôn lậu, trị giá tang vật vi phạm khoảng 3,5 tỷ đồng.

Những tác động tiêu cực mà nạn hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ mang lại cho xã hội là rất lớn. Không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, mà còn làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính.

Để mua được những sản phẩm đúng chất lượng, hiệu quả, người tiêu dùng cần chủ động lựa chọn mua hàng ở các điểm kinh doanh, sàn thương mại uy tín. Mua hàng hóa có hóa đơn, chứng từ, nhãn mác ghi rõ nguồn gốc nơi nhập khẩu, sản xuất, kiên quyết tẩy chay hàng hóa thiếu các thông tin, xuất xứ theo quy định của pháp luật.  Các cơ quan chức năng của 389 thành phố HCM cần kiểm tra và xử lý để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Hoàng Bách

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.