Lực lượng Quản lý thị trường Bắc Ninh kiểm tra hàng hóa vi phạm
Lực lượng Quản lý thị trường Bắc Ninh kiểm tra hàng hóa.

Cụ thể, các hành vi vi phạm về hàng lậu, đơn vị xử lý 14 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 156.000.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu ước 358.330.000 đồng.

Vi phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng chức năng Cục tiến hành xử lý 8 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 261.500.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu ước 230.372.336 đồng.

Vi phạm trong lĩnh vực giá, Cục xử lý 1 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 750.000 đồng.

Vi phạm trong kinh doanh (không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh sai địa điểm, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, hàng hóa không có nguồn gốc...), đơn vị xử lý 8 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 80.750.000 đồng...

Theo Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh, Phạm Huy Trọng:

Thời gian gần đây, trên địa bàn, các đối tượng vi phạm thường tập kết hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… tại các kho hàng, sau đó tiến hành kinh doanh, giới thiệu hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử, các trang mạng xã hội (zalo, viber, facebook, youtube…) “núp bóng” với danh nghĩa là hàng “xách tay”, “hàng sale” giá rẻ.

Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh hàng hóa trên địa bàn nội địa cũng xuất hiện hiện tượng một số đối tượng trưng bày lẫn lộn hàng giả, hàng thật với nhau, để đánh lừa người tiêu dùng… 

Trước tình hình đó, Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh đã bám sát  chỉ đạo của cấp trên. Đơn vị, xác định nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả  là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục, góp phần ổn định giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.

Theo đó, Cục chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, rà soát, nắm bắt số thương nhân tăng, giảm (hộ kinh doanh mới và hộ đã nghỉ kinh doanh), để giám sát hoạt động kinh doanh của các cơ sở này .

Đồng thời, Cục chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch kiểm tra theo từng chuyên đề, lĩnh vực cụ thể, từng địa bàn trọng điểm; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi bày bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

“Cùng với đó, Cục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan thông tin báo chí Trung ương và địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để nhân dân nắm chắc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động thương mại; đồng thời, hiểu rõ tác hại của buôn lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác, từ đó tự giác thực hiện và đồng tình ủng hộ các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ.

Trong tháng, cán bộ công chức Cục trực tiếp đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuyên truyền, thực hiện việc ký kết với 269 cơ sở, cam kết không sản xuất, kinh doanh  hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ…”, ông Phạm Huy Trọng nhấn mạnh.

Nguyễn Kiên