Theo Nikkei, GoerTek (Trung Quốc) - hãng lắp ráp tai nghe AirPods đã trở thành nhà cung cấp lớn đầu tiên của Apple xác nhận mong muốn chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, sau khi ra thông báo về dự định chuyển sản xuất tai nghe không dây Airpod sang Việt Nam, nhằm tránh ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại đang ngày càng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh
Goertek hiện có một nhà máy sản xuất tai nghe iPhone nằm ngoài ngoại thành Hà Nội
Hai ông lớn sản xuất thiết bị điện tử khác là Pegatron và Cheng Uei Precision cũng xác định mở rộng sản xuất ra nước ngoài với cùng lý do tương tự.
GoerTek được biết đã đề nghị các nhà cung cấp trong dây chuyền sản xuất AirPods trong tuần này xác nhận có thể chuyển trực tiếp toàn bộ nguyên vật liệu và linh kiện sang Việt Nam hay không. Tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra, do họ cần bàn bạc thêm với Apple. Công ty có trụ sở phía Tây tỉnh Sơn Đông hy vọng tất cả nhà cung cấp của họ sẽ duy trì giá cả và giao hàng như trong hợp đồng.
GoerTek và Apple vẫn chưa bình luận về vấn đề này. Dù vậy, quyết định trốn chạy khỏi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung phản ánh tình thế tiến thoái lưỡng nan của Apple và các hãng cung cấp. Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần thúc giục Apple chuyển sản xuất về Mỹ, nhằm tạo thêm việc làm trong nước.
Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ là trung tâm sản xuất quan trọng nhất, mà còn là thị trường lớn của Apple, đóng góp 20% doanh thu hàng năm cho công ty này. Cho nên bất cứ một bước đi sai lầm nào sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Tai nghe AirPods cùng với đồng hồ Apple Watch và loa thông minh HomePed của Apple ban đầu nằm trong danh sách 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc bị đánh 10% thuế nhập khẩu khi vào Mỹ ngày 24/9. Tuy nhiên, các sản phẩm này đã được loại ra vào phút chót. Nhiều nguồn tin cho biết các nhà cung cấp vẫn lo sợ bị áp thuế, khi Tổng thống Mỹ - Donald Trump dọa đánh thuế thêm 267 tỷ USD hàng Trung Quốc trong thời gian tớCheng Uei – hãng cung cấp sạc và cáp sạc cho iPhone cùng nhiều smartphone chạy Android khác cũng cho biết đang cân nhắc chuyển sản xuất về Đài Loan và Đông Nam Á, do căng thẳng Mỹ - Trung.
“Chúng tôi đang nghĩ đến việc tăng sản xuất tại nhà máy ở Đài Loan. Việc này sẽ không mất nhiều thời gian. Chúng tôi có thể thực hiện trong một hoặc hai tháng”, Chủ tịch công ty T.C. Gou trả lời Nikkei trong một sự kiện ở Đài Loan.
Dù vậy, Gou cũng thừa nhận việc rời Trung Quốc không đơn giản khi dây chuyền sản xuất ở đây đã được thiết lập trong hàng thập kỷ. Chính quyền địa phương cũng có nhiều chính sách ưu đãi thuế nhằm giữ chân các công ty.
Hằng Vương (t/h)