Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Mục tiêu trước mắt và lâu dài

Cục XTTM cần đa dạng hóa thị trường XK trong bối cảnh suy giảm kim ngạch XK vào Trung Quốc - một trong những kế hoạch hành động quan trọng của Bộ Công Thương nhằm ứng phó với khó khăn, do tác động của dịch Covid-19. Đây là chủ trương đúng đắn, không chỉ trước mắt mà cả lâu dài.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Ngày 17/2/2020, Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương ứng phó với tác động do dịch Covid-19 gây ra đã được ban hành, trong đó, nhiệm vụ của Cục XTTM cũng được chỉ rõ.

Đó là chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương (Cục XNK, các vụ thị trường ngoài nước, các thương vụ), các hiệp hội ngành hàng, các địa phương và đơn vị liên quan rà soát các thị trường có tiềm năng và dư địa tăng kim ngạch XK các mặt hàng rau quả, trái cây, nông sản, thủy hải sản. Dành ưu tiên nguồn lực từ Chương trình XTTM quốc gia (XTTMQG) thực hiện các hoạt động XTTM cho các thị trường này nhằm đa dạng hóa thị trường XK trong bối cảnh suy giảm kim ngạch XK vào thị trường Trung Quốc.

Phối hợp với Văn phòng BCĐ liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ tăng cường tuyên truyền phổ biến thông tin về cơ hội xúc tiến XK vào thị trường EU, ưu tiên các mặt hàng nông lâm thủy hải sản nhằm chuẩn bị khai thác và tận dụng hiệu quả lợi ích mang lại từ EVFTA ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Phối hợp với Vụ Thị trường trong nước đề xuất các giải pháp XTTM thị trường trong nước, tăng cường hơn nữa kết nối cung - cầu trong nước, thúc đẩy thương mại nội địa để tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa nông, lâm thủy hải sản.

Triển khai thực hiện việc ứng dụng CNTT trong hoạt động XTTM, xúc tiến XK, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Mục tiêu trước mắt và lâu dàiĐa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Mục tiêu trước mắt và lâu dài

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng yêu cầu Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến cung - cầu, giá cả hàng hóa trên thị trường, nhất là các mặt hàng có thể mất cân đối cung - cầu do nhu cầu đột biến từ dịch bệnh để kịp thời có biện pháp điều hành hoặc có kiến nghị, đề xuất xử lý nhằm bình ổn thị trường.

Theo dõi sát diễn biến của giá dầu thế giới, do tác động của dịch bệnh để tham mưu điều hành giá mặt hàng xăng dầu phù hợp với kịch bản điều hành giá của Chính phủ.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện ngay các hoạt động kết nối cung - cầu để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản đang/sắp vào vụ thu hoạch, giải tỏa áp lực cho hoạt động XK trước tác động của dịch bệnh.

Làm việc với các nhà phân phối tại Việt Nam để tăng cường đưa các sản phẩm nông thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm vào hệ thống phân phối của nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với các vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Thị trường châu Âu - châu Mỹ: Chỉ đạo các thương vụ tăng cường hỗ trợ các DN tìm nguồn NK hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh phụ kiện là đầu vào sản xuất để thay thế trong trường hợp nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế, do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Rà soát các thị trường còn dư địa, đã mở cửa thị trường đối với nông sản, thủy sản, hoặc có tiềm năng điều kiện mở cửa thị trường để giải quyết đầu ra cho hàng hóa của Việt Nam.

Phối hợp cùng các đơn vị liên quan trong Bộ, các địa phương, các thương vụ hướng dẫn DN các tiêu chuẩn, quy cách, đóng gói, bảo quản, bao bì nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường Trung Quốc, cũng như các thị trường thay thế khác ngay tại nơi sản xuất để tạo thuận lợi cho việc XK.

Phối hợp với Bộ NN&PTNT, các thương vụ liên quan đẩy nhanh, mạnh hơn công tác mở cửa thị trường cho các mặt hàng trái cây tươi sang các thị trường mà Việt Nam đã và đang tiến hành đàm phán, đồng thời triển khai thêm các đàm phán mới đối với các thị trường có tiềm năng và dư địa XK…

Hành động cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp

Nhằm ứng phó với dịch Covid-19, thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ban, ngành triển khai nhiều hành động cụ thể hỗ trợ DN.

Từ ngày 5 - 7/2/2020, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đã tổ chức đoàn gồm 9 DN Việt Nam tham gia Hội chợ triển lãm và bán buôn các sản phẩm hoa quả tươi (Fruit Logistica, tại Berlin, CHLB Đức) theo Chương trình XTTMQG 2020, do Bộ Công Thương phê duyệt.

Trong thời gian diễn ra hội chợ, khu gian hàng Việt Nam đã tiếp đón nhiều khách hàng châu Âu như Hà Lan, Đức, Pháp, Tây Ban Nha… Đặc biệt, 1 DN đến từ Nga, đã ký kết đơn hàng 2 - 3 triệu USD với DN của tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, các DN đến từ Mỹ, Canada, Ả rập Xê út, Các tiếu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)... đã ký kết mua thanh long, chanh không hạt... của Việt Nam.

Theo Vinafruit, tổng giá trị các đơn hàng và hợp đồng mà DN Việt ký kết được tại hội chợ năm nay tăng từ 50 - 100% so với năm ngoái. Dự kiến, kim ngạch khoảng 15 - 20 triệu USD cho các mặt hang thanh long, chanh leo, chanh không hạt, bưởi da xanh, khoai lang, xoài cát, vải, vú sữa, chôm chôm… sẽ được các DN tham dự thực hiện từ nay cho đến cuối năm 2020.

Hiện nay, các chuỗi siêu thị lớn hàng đầu của Đức như Netto, Edeka, Selgros đã NK và phân phối thành công các sản phẩm hoa quả của Việt Nam, đặc biệt là thanh long.

Trước đó, từ ngày 3 - 6/2/2020, đoàn 10 DN Việt Nam đã tham gia Hội chợ quốc tế Spring Fair theo Chương trình XTTMQG 2020. Đây là hội chợ thương mại lớn nhất tại Vương quốc Anh, chuyên về hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng, hàng gia dụng và trang trí nội thất. Được tổ chức hàng năm, Spring Fair đã thu hút đông khách hàng chất lượng đến từ Vương quốc Anh, châu Âu và nhiều nước trên thế giới.

Tham gia hội chợ lần này, đoàn DN Việt Nam giới thiệu đa dạng các sản phẩm thủ công, từ hàng truyền thống như mây tre lá, gốm sứ của các N Hapro, gốm sứ Chu Đậu, các mặt hàng trang sức của Tư Duy, Minh Giang đến các mặt hàng mới như hàng da thủ công của Bright Việt Nam, mặt hàng tranh vẽ thủ công của Anh & Em, hàng thuyền gỗ của Thiên Thương… Khu gian hàng của Việt Nam được thiết kế và dàn dựng ấn tượng - đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng đến hội chợ.

Ngay sau ngày khai mạc, đã có 152 khách hàng quan tâm đến các sản phẩm của Việt Nam. Họ cho biết trước đây nhập rất nhiều hàng từ các khách hàng khác trong khối cộng đồng chung EU với những ưu đãi nội khối; nhưng nay với Brexit, họ cần tìm các nhà cung cấp khác để thay thế và đây chính là cơ hội tốt để hàng thủ công của Việt Nam tăng cường hơn nữa sự hiện diện ở thị trường Anh.

Thời gian tới, Chương trình XTTMQG tiếp tục tổ chức nhiều sự kiện để hỗ trợ DN.

Tới đây, tại Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIFA Expo 2020), Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) sẽ tổ chức đón tiếp đoàn nhà mua hàng từ Canada đến tham quan hội chợ và gặp gỡ làm việc trực tiếp với các DN Việt Nam.

Đây là một hoạt động thuộc Chương trình XTTMQG, được sự hỗ trợ của Cục XTTM, các cơ quan thương mại Việt Nam, Canada, các đối tác trong và ngoài nước nhằm tăng cường kết nối giao thương Việt Nam - Canada, khai thác thị trường tiềm năng và đẩy mạnh kim ngạch XK.

Từ ngày 22/3 - 1/4/2020, Cục XTTM sẽ trực tiếp chủ trì đoàn giao dịch thương mại tại Vương quốc Bỉ, CHLB Đức và Hà Lan, nhằm đón đầu các cơ hội kinh doanh giá trị từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU sẽ đem lại trong thời gian tới.

Dự kiến, có khoảng 30 DN Việt Nam trong các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (chè, cà phê, nước mắm, mắc ca...), đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may (khăn bông, khăn lạnh nhà hàng, quần áo), mỹ phẩm, vật tư y tế tiêu hao, tinh dầu, vật liệu xây dựng (ván ép phủ phim, tấm MDF...) tham gia đoàn.

Minh Châu

Bài liên quan

Tin mới

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.