Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đà Nẵng: Hàng loạt 'ông lớn' bất động sản lặng lẽ rút khỏi thị trường nhà đất

Nhiều nhà đầu tư lớn đã lặng lẽ rút khỏi thị trường nhà đất Đà Nẵng, không còn những “cơn sốt” ảo, đầu tư theo kiểu lướt sóng mà thị trường BĐS đang ở đúng giá trị thực.

Đất nền đang giữ giá?

Những năm gần đây, từ những tín hiệu tích cực của nền kinh tế địa phương, bên cạnh các sự kiện lớn được tổ chức trên địa bàn đã giúp thị trường bất động sản (BĐS) tại Đà Nẵng và khu vực lân cận nhanh chóng lên “cơn sốt”. Theo đó, chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt dự án xuất hiện mang đến nhiều sản phẩm ở các phân khúc. Thị trường BĐS diễn ra rất nhộn nhịp.

Tuy nhiên từ giữa năm 2018 đến nay, giao dịch trên thị trường BĐS ở Đà Nẵng và khu vực lân cận đã có những dấu hiệu chững lại. Một số công ty BĐS đã tỏ ra dè chừng khi tung ra dự án mới. Việc mua, bán trên thị trường cũng kém sôi động hơn.

Đà Nẵng: Hàng loạt 'ông lớn' bất động sản lặng lẽ rút khỏi thị trường nhà đất - Hình 1

Thị trường BĐS Đà Nẵng vẫn có những hấp lực riêng

Cụ thể, giá đất ven biển đường Võ Nguyên Giáp vẫn ở mức kỷ lục: 300-350 triệu/m2. Các lô đất từ 125-500m2 trên trục đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà) có mức giá trung bình từ 200-320 triệu/m2. Đất nền cạnh khu vực sân bay Nước Mặn, TTTM Quốc Tế (quận Ngũ Hành Sơn) vẫn rao bán giá tầm 130-150 triệu/m2.

Khu vực mặt tiền đường Ngô Thì Sĩ, đường Võ Văn Kiệt, một lô đất góc diện tích 1.000m2 vẫn chào giá tầm 200-250 triệu/m2, tương đương mức giá bán thời điểm sốt đất. Đất ven biển đoạn thuộc quận Hải Châu duy trì giá giao dịch từ 80-120 triệu/m2. Ngoài ra, giá đất đường Hồ Nghinh từ 250-270 triệu/m2, đường Hà Bổng giá từ 145-160 triệu/m2, đường Dương Đình Nghệ hiện có mức giao dịch 140-190 triệu/m2… Dù giá cao như vậy nhưng lượng giao dịch tại các tuyến đường trên lại sụt giảm mạnh nếu so với thời điểm quý II/2018.

Nhiều nhân viên kinh doanh bất động sản tại các sàn giao dịch lớn ở Đà Nẵng cho biết, số lượng khách tìm mua đất tại trung tâm giảm đi rất nhiều. Khá nhiều nhà đầu tư cần chào bán lại các lô đất lớn dọc tuyến đường ven biển nhưng không ra được hàng do giá bán quá cao, người mua thận trọng hơn. Lượng hàng ký gửi bán ra khá nhiều nhưng giao dịch đạt được hiện chỉ khoảng từ 30-40% nguồn cung.

“Đất trung tâm Đà Nẵng giá cao nhưng nguồn cung rao bán không hiếm, giao dịch trước đó tại khu vực này chủ yếu từ giới đầu tư nên dù là khu đất vàng vẫn có sản phẩm diện tích lớn rao bán lại. Nhiều nhà đầu tư không còn giành giật như trước do biên độ tăng đã chững”, đại diện một doanh nghiệp bất động sản cho biết. 

Bên cạnh đó, theo lý giải của một số chuyên gia BĐS, với việc giao dịch cầm chừng như hiện nay đã khiến không ít những nhà đầu tư “cá mập”, đã lặng lẽ rút khỏi thị trường BĐS ở Đà Nẵng. Điều này, càng khiến thị trường thêm phần ảm đạm, nhưng lại đi vào thực chất hơn. Khi không còn những “cơn sốt” ảo, đầu tư theo kiểu lướt sóng thị trường trở lại những giá trị thực, phục vụ nhu cầu của những người có nhu cầu về nhà ở.

Thực tế, do giao dịch cầm chừng nên số lượng sàn giao dịch BĐS ở địa phương thành lập mới không còn nhiều. Thậm chí, có một số sàn giao dịch BĐS ở TP. Đà Nẵng cũng đã ngưng hoạt động. Trong đó, cả sàn giao dịch của những “ông lớn” chuyên về đầu tư BĐS nghỉ dưỡng ở Việt Nam.

Khó “vỡ bong bóng”

Sau một thời gian giao dịch cầm chừng, gần đây liên tiếp xuất hiện tin đồn thị trường BĐS khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam có thể sẽ “vỡ bong bóng”. Bởi năm 2018, là năm cuối cùng trong chu kỳ 10 năm lên xuống của thị trường BĐS ở Đà Nẵng và những vùng lân cận. Trước đó, vào năm 2008 thị trường BĐS ở địa phương cũng đã rơi vào cảnh rất khó khăn, giá các sản phẩm “rơi thẳng đứng”, xuống tận đáy.

Đà Nẵng: Hàng loạt 'ông lớn' bất động sản lặng lẽ rút khỏi thị trường nhà đất - Hình 2

Dù giao dịch sụt giảm nhưng giá đất nền khu vực trung tâm Đà Nẵng vẫn ở mức cao

Trên thực tế đã có không ít nhà đầu tư lo ngại chu kỳ 10 năm xảy ra cho thị trường BĐS Đà Nẵng. Tuy nhiên, khác với thời điểm 2008 thị trường BĐS ở Đà Nẵng hiện nay có chững lại, song giá sản phẩm trên thị trường vẫn không hề giảm. Đặc biệt, tại các đô thị mới ở khu vực phía nam thành phố, giá trị đất nền vẫn ổn định. Nói nôm na là dù vắng khách song người bán vẫn “miễn mặc cả”.

Theo chị Nguyễn Thanh Duyên - một nhà đầu tư ở Đà Nẵng, cách nay 3 tháng lô đất 100m2 của chị tại đường 7,5 ở khu vực sầm uất của dự án Hòa Xuân có giá khoảng 2 tỷ đồng, hiện tại biến động còn khoảng 1,8 tỷ đồng. Một lô đất khác của chị tại Sơn Trà thời điểm tháng 4/2018 còn định giá 2,4 tỷ đồng hiện chỉ còn giá tầm 1,9-2 tỷ đồng.

Tương tự, đất nền trong các dự án tại Tân Trà - Đông Hải, Bá Tùng, khu Phú Mỹ An, làng đại học cũng đang dần ổn định và giảm từ 2-3 triệu/m2 so với mức định giá thời điểm sốt đất. Tại Khu đô thị Nam Việt Á, giá đất 70m2 thời điểm quý I được định giá 2,9 tỷ đồng hiện đã giảm xuống còn 2,5 tỷ đồng.

Giới chuyên môn nhận định, do còn nhiều dư địa phát triển nên nhà đất Đà Nẵng sẽ ít rơi vào tình trạng giảm giá sâu. Tuy nhiên, bàn về khả năng tăng giá trở lại, nhà đầu tư không nên quá ôm hy vọng về một cơn sốt đất tiếp theo do chính sách quản lý đang thắt chặt và giá đất nơi đây đã chạm ngưỡng đỉnh điểm.

Thực tế, theo nhận định của các chuyên gia BĐS ở địa phương, đến nay vẫn chưa có một dấu hiệu nào cho thấy thị trường BĐS ở Đà Nẵng và khu vực lân cận với Quảng Nam sẽ “vỡ bong bóng”, bởi khu vực này vẫn còn những hấp lực riêng. Bên cạnh, những nhà đầu tư đến từ nơi khác, tại đây vẫn còn có nhiều người dân địa phương đang có những nhu cầu thực tế về nhà ở.

Đặc biệt, không những không giảm giá một số nơi, đặc biệt những khu vực ven biển Đà Nẵng giá BĐS vẫn ở mức cao. Trên đường Võ Nguyên Giáp những đất khu vực gần đường Hồ Xuân Hương hiện vẫn được giao dịch với giá 150-180 triệu đồng/m2, tăng nhẹ so với thời gian trước. Tương tự, ở các tuyến đường nhỏ hơn ở khu vực ven biển giá vẫn rất “cứng”, thậm chí ở một số nơi đã được các nhà đầu tư đặt mua hết...

Có thể khẳng định, mặc dù đang chững lại song thị trường BĐS ở Đà Nẵng và những vùng lân cận vẫn còn những dự địa để tiếp tục hồi phục và bước vào đà tăng trưởng mới. Đây có thể chỉ là đợt điều chỉnh của thị trường trước một bước phát triển mới. Bởi, trên thị trường vẫn còn những chênh lệch về cung - cầu. Bên cạnh đó, là những cộng hưởng về tiềm năng phát triển về kinh tế - xã hội ở địa phương, sớm hay muộn thị trường BĐS ở khu vực lại sôi động như thời gian trước đây.

Hải Đăng

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.