Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đắk Lắk: Nỗ lực bảo đảm ổn định thị trường

Trong 6 tháng đầu năm, tình hình đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Cục QLTT Đắk Lắk đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, nỗ lực bảo đảm ổn định thị trường, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá bất hợp lý.

Đảm bảo hàng hóa xuyên suốt

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, Tỉnh ủy và UBND tỉnh; Cục QLTT đã chỉ đạo các đội QLTT nghiêm túc triển khai thực hiện nhiệm vụ, tăng cường công tác giám sát địa bàn, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại; tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến các mặt hàng thiết yếu phòng chống dịch Covid-19…

Cục trưởng Mai Mạnh Toàn cho biết, trong 6 tháng đầu năm, bám sát chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương, Tổng cục QLTT và UBND tỉnh, Cục QLTT đã chỉ đạo các đội QLTT tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cục trưởng Cục QLTT Mai Mạnh Toàn chủ trì một cuộc họp của đơn vị
Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk - Mai Mạnh Toàn chủ trì một cuộc họp của đơn vị (Ảnh: Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk)

Theo đó, Cục QLTT đã kiểm tra 818 vụ (tăng 447 vụ so cùng kỳ 2020); xử lý 465 vụ (tăng 226 vụ so cùng kỳ); số tiền thu phạt hơn 2,6 tỷ đồng (nộp ngân sách trung ương 2.482.090.000 đồng, nộp ngân sách địa phương 175.000.000 đồng).

Đặc biệt, Cục QLTT đã kiểm tra, xử lý đối với một số nhóm mặt hàng vi phạm nổi cộm, nhóm hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn, như: Xăng dầu (kiểm tra 44 cơ sở, xử lý 23 cơ sở, phạt hành chính 275 triệu đồng); thuốc lá (kiểm tra 42 vụ, xử lý 42 vụ, phạt hành chính 164 triệu đồng, buộc tiêu hủy 2.926 bao thuốc lá điếu nhập lậu các loại); dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền (kiểm tra 14 vụ, xử lý 8 vụ, phạt hành chính hơn 42 triệu đồng); bia rượu, nước giải khát (kiểm tra 5 vụ, xử lý 5 vụ, phạt hành chính hơn 97 triệu đồng)...

Cục QLTT đã kiểm tra 47 vụ, xử lý 45 vụ vi phạm trong lĩnh vực TMĐT (6 tháng đầu năm) với tổng số tiền thu được qua xử lý hơn 500 triệu đồng (phạt hành chính hơn 400 triệu đồng, giá trị hàng hóa tịch thu, tiêu hủy gần 90 triệu đồng); phát hiện, xử lý đối với 64 hành vi vi phạm về hàng cấm, hàng giả, hàng lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ với tổng số tiền xử phạt hơn 400 triệu đồng.

Trong 6 tháng qua, Cục đã tiến hành 6 cuộc thanh tra chuyên ngành đối với 6 đối tượng (theo QĐ số 3061/QĐ-BCT ngày 23/11/2020 của Bộ Công Thương) về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2021. Qua thanh tra, phát hiện 3 tổ chức vi phạm với các hành vi: Sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và bảo vệ môi trường theo quy định; không xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng xăng dầu theo quy định... Đơn vị đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 tổ chức trên với tổng số tiền 100 triệu đồng.

Cục QLTT đã kiểm tra 47 vụ, xử lý 45 vụ vi phạm trong lĩnh vực TMĐT (6 tháng đầu năm)
Trong 6 tháng đầu năm, Cục QLTT Đắk Lắk đã kiểm tra 47 vụ, xử lý 45 vụ vi phạm trong lĩnh vực TMĐT (Ảnh: Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk)

Bên cạnh đó, Cục QLTT chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành thường trực của BCĐ389/Đắk Lắk, đã kiểm tra 27 cơ sở (xử lý 9), phát hiện 11 hành vi vi phạm với tổng số tiền thu được qua xử lý hơn 200 triệu đồng; buộc tiêu hủy 52 sản phẩm Shisha, 115 dụng cụ điện tử và 217 chai tinh dầu nhập lậu các loại.

Chung sức đẩy lùi đại dịch

Theo Cục QLTT Đắk Lắk, 6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, một số mặt hàng nông sản, trái cây, mức tiêu thụ giảm, giá cả thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM) và hàng giả vẫn xảy ra, các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý, chủ yếu về nhãn hàng hóa, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, điều kiện kinh doanh, niêm yết giá, TMĐT...

Trong khi đó, một số địa bàn do các đội QLTT quản lý trải dài dọc theo các tuyến quốc lộ, lực lượng tại địa bàn còn mỏng, công tác xây dựng cơ sở báo tin còn nhiều hạn chế nên gặp khó khăn trong việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát địa bàn trên khâu lưu thông.

Trước tình hình đó, các đội QLTT đã thực hiện đồng bộ công tác vừa kiểm tra, kiểm soát thị trường, vừa tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện đúng quy định của Nhà nước về lĩnh vực giá, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa, không kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm SHTT, hàng không đảm bảo ATVSTP, đặc biệt là các nhóm hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá, bán với giá cao đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế (khẩu trang, nước sát trùng, găng tay...).

Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk thực hiện kiểm tra, kiểm soát... trên địa bàn
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk thực hiện kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn (Ảnh: Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk)

Liên quan đại dịch Covid-19 và các biện pháp đảm bảo việc cung ứng đối với các mặt hàng thiết yếu, thời gian qua, Cục QLTT đã ban hành nhiều văn bản nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa, hỗ trợ các đơn vị và người dân phòng chống dịch.

Trước diễn biến của đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, ngày 18/7/2021, Cục QLTT đã có văn bản hỏa tốc - chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trong việc quyết liệt triển khai các giải pháp phòng chống dịch. Đây được xem là động thái kịp thời, chủ động khi trong 2 ngày (17 và 18/7/2021), trên địa bàn tỉnh, liên tiếp xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng. Cục QLTT cũng kêu gọi người dân bình tĩnh, không nên hoang mang.

Việc tích trữ lương thực, thực phẩm - sẽ tạo sự khan hiếm giả trên thị trường, từ đó tạo cơ hội để các đối tượng xấu găm hàng, đầu cơ, nâng giá bất hợp lý, thu lợi bất chính. Các tổ chức, cá nhân tại 15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giá, găm hàng, đầu cơ, lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính, có thể gọi ngay tới các đầu số đường dây nóng được Cục QLTT công bố để tố giác.

Trong 6 tháng đầu năm, bên cạnh việc Cục QLTT tham mưu BCĐ389 tỉnh ban hành nhiều kế hoạch về công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trên địa bàn, đơn vị còn triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 25/5/2021 của Bộ Công Thương về việc tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường trong nước các sản phẩm nông sản của các địa phương có sản lượng nông sản lớn, sản xuất tập trung trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Cục QLTT đã chủ trì, liên kết với các cơ quan, đơn vị, hiệp hội, DN đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai chương trình “Chung tay hỗ trợ Nhân dân Bắc Giang tiêu thụ sản phẩm vải thiều” với số lượng tiêu thụ trên 120 tấn. Cùng với đó, Cục tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ký cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng không đảm bảo VSATTP… Qua đó, góp phần giữ vững ổn định thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của Nhân dân trong tỉnh.

Lãnh đạo Cụa QLTT thông tin: Trong 6 tháng cuối năm, tiếp tục chỉ đạo các phòng chức năng, các đội QLTT nghiêm túc thực hiện các nội dung đề ra. Đó là: Triển khai thực hiện các kế hoạch về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trong tình hình mới; bám sát địa bàn được phân công, nắm bắt tình hình hoạt động của các đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu và GLTM để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật...

Hoàng Dương

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về quyền con người tại Liên Hiệp Quốc
Việt Nam chuẩn bị đối thoại về quyền con người tại Liên Hiệp Quốc

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Kinh doanh thức ăn thủy sản không đạt chất lượng, một hộ kinh doanh bị xử phạt 140 triệu đồng
Kinh doanh thức ăn thủy sản không đạt chất lượng, một hộ kinh doanh bị xử phạt 140 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh về hành vi vi phạm "bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng", với số tiền 140 triệu đồng.

Kiểm tra hoạt động kê khai, niêm yết giá máy bay của các hãng bay
Kiểm tra hoạt động kê khai, niêm yết giá máy bay của các hãng bay

Cục Hàng không Việt Nam thành lập đoàn kiểm tra gồm 10 thành viên do ông Đỗ Hồng Cẩm, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam làm trưởng đoàn sẽ kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay tại Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines.

Chủ động phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 2
Chủ động phòng, trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 2

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành công văn gửi UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành có liên quan về việc tiếp tục tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên lúa vụ Xuân 2024.

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.

Đình chỉ lưu hành sản phẩm mỹ phẩm Serum phục hồi da hư tổn
Đình chỉ lưu hành sản phẩm mỹ phẩm Serum phục hồi da hư tổn

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm Serum phục hồi da hư tổn.