Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dân cố giữ ao làng tại Văn Giang (Hưng Yên)-Kỳ 2: “Chúng tôi làm đúng chủ trương”?

Như báo Thương hiệu và Công luận đã đưa tin về việc dân cố giữ ao làng, nhưng chính quyền xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vẫn cương quyết san lấp để bán đất. Đáng nói, dù đang nhận sự phản đối kịch liệt của người dân, nhưng chủ tịch UBND xã lại cho rằng: “Đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân”?.

THCL Như báo Thương hiệu và Công luận đã đưa tin về việc dân cố giữ ao làng, nhưng chính quyền xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vẫn cương quyết san lấp để bán đất. Đáng nói, dù đang nhận sự phản đối kịch liệt của người dân, nhưng chủ tịch UBND xã lại cho rằng: “Đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân”?.

Dân cố giữ ao làng tại Văn Giang (Hưng Yên)-Kỳ 2: “Chúng tôi làm đúng chủ trương”? - Hình 1

Ông Lý Xuân Minh, chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa (người ngồi bên phải)

Chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân?

Theo phản ánh của người dân, mặc dù gần 100% hộ dân thôn Phi Liệt, xã Liên Nghĩa không đồng ý về chỉ trương của lấp ao làng của thôn những UBND xã vẫn ráo riết, đốc thúc chuẩn bị thi công san lấp.

Khi biết chủ trương lấp ao làng của UBDN xã, người dân trong thôn đã gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng mong được giải quyết tâm tư nguyện vọng của mình, nhưng vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng từ chính quyền địa phương.

Để có thông tin đa chiều, PV đã tìm đến UBND xã Liên Nghĩa để tìm hiểu về nội dung vụ việc. Trao đổi với PV, ông Lý Xuân Minh chủ tịch UBND xã Liên Nghĩa cho biết: “Chủ trương lấp ao làng thôn Phi Liệt là đúng đắn và hợp với lòng dân và người dân trong thôn tất cả đều ủng hộ, chỉ có tầm gần 10 hộ dân sống bên bờ ao là không đồng ý, chúng tôi đã tuyên truyền và nhận được sự đồng thuận của nhân dân”.

Khi được hỏi, việc san lấp ao làng có đi ngược với Nghị quyết Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển Nông thôn mới, thì vị chủ tịch xã không trả lời trực tiếp vào câu hỏi mà chỉ nói ngắn ngọn: “Chúng tôi làm đúng chủ trương”?.

PV yêu cầu UBND xã Liên Nghĩa cung cấp các tài liệu để chứng minh cho lời nói trên, cũng như hồ sơ liên quan đến vấn đề lấp ao có đúng quy trình, quy định và quan điểm của UBND xã như thế nào khi người dân phản đối việc lấp ao đó, thì Chủ tịch xã từ chối tất cả những câu hỏi liên quan và chỉ đồng ý cung cấp bằng văn bản. Tuy vậy, trong tất cả các giấy tờ văn bản đều không thể hiện rõ sự đồng tình nhất trí của dân cư trên địa bàn, về việc ủng hộ chủ trương lấp ao của xã.

Chủ tịch xã nói là vậy, nhưng trên thực tế theo như tìm hiểu của PV từ phía người dân. Vào khoảng cuối Quý III, đầu Quý IV năm 2016 người dân làng Phi Liệt mới nhận được từ UBND xã Liên Nghĩa thông báo về việc quy hoạch, san lấp ao làng Phi Liệt, để bán đấu giá đất, nhằm bổ sung nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới, trong đó tập trung xây nhà trẻ mẫu giáo. Trước đó, người dân không hề biết về dự án, cũng như chủ trương san lấp ao làng Phi Liệt

Điều đáng nói ở đây, UBND xã cho biết: "Xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới, tuy nhiên trên thực tế, vẫn chưa đạt và đủ các tiêu chí Nông thôn mới". Vậy tại sao đã đạt Nông thôn mới lại san lấp ao làng, bán đất để tạo vốn xây dựng Nông thôn mới?. Được biết, tổng chi phí riêng về phần san lấp ao làng nói trên, theo chia sẻ của chủ tịch UBND xã là hơn 10 tỉ đồng.

Dân cố giữ ao làng tại Văn Giang (Hưng Yên)-Kỳ 2: “Chúng tôi làm đúng chủ trương”? - Hình 2

Danh sách rất nhiều hộ dân thể hiện mong muốn được giữ lại ao làng

Đượcbiết, trong đơn gửi tới các cơ quan chức năng, người dân có đính kèm danh sách của các hộ dân thôn Phi Liệt, theo danh sách đó thì có rất nhiều hộ dân thể hiện mong muốn được giữ lại ao làng. Thế nhưng, ông Lý Xuân Minh vẫn khẳng định là chỉ còn gần 10 hộ không đồng ý?.

“UBND xã không hề tổ chức bất kỳ cuộc họp nào lấy ý kiến và nguyện vọng của người dân. Sau khi nắm bắt được thông tin, người dân chúng tôi mới ngã ngửa, sửng sốt vì chủ trương của UBND xã”: Người dân Phi Liệt phân trần.

Lũ lụt xảy ra… ai chịu trách nhiệm?

Thôn Phi Liệt là vùng đất nổi tiếng về trồng cây cảnh và cây ăn quả của tỉnh Hưng Yên, người dân sinh sống và làm giàu chủ yếu là kế sinh nhai này. Năm 2015, người dân khóc đứng, khóc ngồi vì mưa lớn, nước ngập úng khắp làng, cây cảnh, cây ăn quả chết trắng.

Do đặc thù địa hình thôn Phi Liệt như một lòng chảo, nên các ao hồ tự nhiên ở đây đóng vai trò rất lớn trong việc tiêu úng thoát nước. Ngoài ra, ao làng Phi Liệt là cảnh quan sinh thái, lá phổi xanh của làng, là nơi tiêu úng, thoát nước, phục vụ thủy lợi… nếu lấp đi, cuộc sống của người dân sẽ ảnh hưởng trực tiếp, về trước mắt và cả lâu dài.

Dân cố giữ ao làng tại Văn Giang (Hưng Yên)-Kỳ 2: “Chúng tôi làm đúng chủ trương”? - Hình 3

Năm 2015 người dân Phi Liệt thất thu lớn do mưa ngập. (Ảnh: Người dân cung cấp)

Được biết, những năm trước, địa phương cũng đã huy động sức dân để đào ao, mục đích để lấy nước, phục vụ tưới tiêu. Tuy nhiên người dân than phiền: “Họ chính là những người đào ao để lấy nước, nhưng họ lại phải bỏ tiền ra để mua từng gánh nước tưới cây’.

Anh L.A.C một người dân thôn Phi Liệt thẳng thắn nói: “Người dân chưa được thông qua mà UBND xã bảo lấp thì quả thực không được, nếu đã được lòng dân thì UBND xã làm gì cũng xong thôi, miễn là mang lợi ích cho dân, không làm hại tới dân thì không ai lại không đồng ý”.

Còn Bà N.T.L bức xúc nói: “Bây giờ lấp ao rồi thì chúng khó xử lắm, mưa ngập, cây cối chết hết thì con cháu chúng tôi lấy gì sống, ao làng là bao đời nay của chúng tối, ông cha tôi truyền lại cho chúng tôi, bây giờ chúng tôi phải có trách nhiệm truyền lại cho con cháu để phát huy và giữ gìn chữ, sao lại lấp một cách vô lý như vậy được".

Hiện nay gần như tất cả người dân thôn Phi Liệt cùng chung một nỗi lòng, đó là mong mỏi các cấp chính quyền xử lý sự việc một cách thấu tình và hợp với lòng dân. Bởi những hậu quả của việc lấp ao nếu xảy ra, thì người dân chính là người phải gánh chịu đầu tiên.

Hồng Lĩnh - Kiều Viến - Lê Đại

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định
Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Ngày 28/3/2024, Sở Công Thương Thanh Hóa ban hành công văn số 786/SCT-QLTM về việc triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, gửi các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025
Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025

Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025, Trường THPT chuyên Lam Sơn xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm học 2024-2025.

Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ
Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.

Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn
Lọc hóa dầu Nghi Sơn vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn

Thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), đến ngày 28/3/2024, dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đạt thành tựu vượt mốc 15 triệu giờ công an toàn, không xảy ra tai nạn lao động.