Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại: Đồng lòng và quyết liệt

Thực trạng hàng giả, hàng nhái, GLTM đang trở thành vấn nạn, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, các DN SXKD chân chính và NTD. Kỷ niệm ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11), Phó cục trưởng Cục QLTT Hà Nội, Trịnh Quang Đức có cuộc trao đổi với PV, xung quanh vấn đề này.

Phó cục trưởng Cục QLTT Hà Nội, Trịnh Quang ĐứcPhó cục trưởng Cục QLTT Hà Nội, Trịnh Quang Đức

Ông nhìn nhận ra sao về thực trạng hàng giả, hàng nhái, gian lận nguồn gốc xuất xứ hiện nay?

Thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng gian lận nguồn gốc xuất xứ đang làm ảnh hưởng lớn đến đời sống an sinh xã hội, các DN sản xuất, kinh doanh chân chính và làm xói mòn lòng tin của NTD, gây thất thu NSNN.

Hiện nay, hàng giả, hàng nhái, không chỉ sản xuất trong nước, mà còn được sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào nội địa bằng nhiều đường khác nhau (chủ yếu nhập lậu qua đường tiểu ngạch) để tiêu thụ.

Các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để nhập lậu nguyên liệu, hàng thành phẩm, các mặt tiêu dùng (quần áo, giày dép, hàng thời trang, phụ kiện, hóa mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, điện tử, điện thoại di động…) vào Việt Nam để gia công, gắn bao bì, nhãn mác mới thành các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nhằm lừa dối khách hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh sử dụng tem NK giả, in ấn bao bì nhãn mác giả có quy mô và số lượng lớn có dấu hiệu gia tăng và ngày càng khó kiểm soát. Một số vụ hàng giả bị phát hiện cho thấy có yếu tố móc nối giữa cá nhân và tổ chức nước ngoài làm hàng giả, hoặc lợi dụng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - sản xuất, trà trộn hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam để lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.

Đặc biệt, thực trạng gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam để xuất đi nước ngoài nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc trốn thuế - đã gây ảnh hưởng xấu tới các DN sản xuất, XK trong nước, tổn hại tới thị trường nội địa và NTD, cũng như thương hiệu hàng hóa Việt.

Đối với Việt Nam, XK là một trong những động lực quan trọng giúp tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Do vậy, việc giả mạo xuất xứ hàng hóa không chỉ ảnh hưởng đến các DN sản xuất chân chính, mà còn gây phương hại đến cả nền kinh tế đất nước. Tác hại của nạn hàng giả, hàng nhái, GLTM đối với đời sống xã hội là vô cùng lớn.

Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng nói trên?

Có thể kể đến những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này như sau.

Thứ nhất, chế tài pháp luật xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, thiếu sức răn đe; lực lượng quản lý, kiểm tra tuy đông nhưng hoạt động thiếu đồng bộ, chồng chéo.

Cơ chế kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng nhái còn tồn tại nhiều bất cập. Chẳng hạn, để có thể khẳng định hàng thật với hàng giả thì cần phải thực hiện việc kiểm tra - giám định, điều này không chỉ tốn thời gian mà chi phí cũng không hề rẻ. Thông thường, để có thể đem sản phẩm đi giám định, các cơ quan chức năng phải ứng trước kinh phí. Theo quy định thì chính đối tượng vi phạm phải nộp khoản tiền giám định, nhưng thực tế hầu như ít có các đối tượng tự nguyện nộp và việc cưỡng chế thi hành cũng rất khó khăn.

Thứ hai, tâm lý phần lớn NTD hiện nay vẫn ham mua hàng rẻ. Sự đa dạng về mẫu mã, giá cả và chủng loại hàng hóa khiến NTD khó nhận biết được đâu là hàng thật - hàng giả. Hàng giả, hàng nhái với chất lượng kém, nhưng lại được làm rất tinh vi (bằng mắt thường khó có thể phân biệt được) khi bán ra thị trường thường có mức giá rẻ hơn nhiều so hàng thật, do đó lượng tiêu thụ rất lớn và dễ dàng, nhất là ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Để bảo vệ chính mình, NTD cần có những giải pháp thông minh, hỗ trợ phân biệt hàng thật - hàng giả.

Thứ ba, một số DN vẫn chưa quan tâm, chú trọng việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu, chất lượng sản phẩm hàng hóa của đơn vị mình. Chưa có nhiều DN triển khai thực hiện cầu nối xác thực hàng hóa với NTD để đưa đầy đủ thông tin của DN lên hàng hóa, ghi nhận phản ánh của NTD đối với DN.

Để đẩy lùi được vấn nạn này, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ từ cả 3 phía: Cơ quan quản lý nhà nước - NTD - DN.

Ông có thể chia sẻ một số khó khăn về hoạt động của đơn vị trong công tác này?

Trong công tác thực thi nhiệm vụ, lực lượng QLTT Hà Nội gặp không ít khó khăn: Hệ thống văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, GLTM và hàng giả còn chồng chéo dẫn đến cách hiểu và cách áp dụng khác nhau, trong khi việc sửa đổi, bổ sung chậm.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin chưa thường xuyên, có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ; chưa có sự phối hợp tổng thể giữa các địa phương trong triệt phá các điểm tập kết, các đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả.

Công tác kiểm tra, xử lý về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT của các lực lượng chức năng chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ; chi phí giám định cao, thời gian giám định dài, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm...

Nhằm đấu tranh với vấn nạn hàng giả, nhái, GLTM, lực lượng QLTT Hà Nội đã triển khai những giải pháp gì, thưa ông?

Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo quyết liệt từ BCĐ 389/QG, Tổng cục QLTT, UBND Thành phố, BCĐ 389/Hà Nội, ngành QLTT Hà Nội đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả, GLTM và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào nhiệm vụ phát triển KT- XH, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi của DN, NTD Thủ đô và cả nước.

Theo đó, đơn vị triển khai thực hiện các kế hoạch chuyên đề năm về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm SHTT; chống các hành vi kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa nhập lậu, hàng cấm và GLTM; ban hành các văn bản chỉ đạo các đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa; tuyên truyền “Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam 29/11”...

Đặc biệt, trong những tháng cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Cục tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính; triển khai hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, kế hoạch chuyên đề ban hành từ đầu năm. Trong đó, xác định nhiệm vụ trọng tâm là công tác đấu tranh, phòng chống buôn bán, sản xuất, tàng trữ hàng giả, hàng vi phạm SHTT, GLTM nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại, dịch vụ.

Cục chỉ đạo các đội QLTT địa bàn, Đội QLTT số 14 chủ công trong công tác đấu tranh, chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh hàng giả số lượng lớn hoặc cơ sở tái phạm.

Cùng với đó, chỉ đạo Đội QLTT số 2 phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, vận động ký cam kết không kinh doanh, buôn bán hàng giả, các tem, nhãn, bao bì giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn.

 Tiếp tục kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất tại các địa bàn trọng điểm: Chợ Đồng Xuân, Hàng Ngang, Hàng Đào, phố đi bộ (Hoàn Kiếm), một số làng nghề sản xuất giày dép Phú Yên (Phú Xuyên), Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Kiêu Kỵ (Gia Lâm)…; kiểm soát hoạt động vận chuyển qua các cửa khẩu hàng không, đường sắt để ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT.

Chú trọng giám sát, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nguồn gốc xuất xứ. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh, buôn bán hàng giả, các tem, nhãn, bao bì giả mạo nhãn hiệu.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Đối tượng và mức đóng BHXH tự nguyện
Đối tượng và mức đóng BHXH tự nguyện

Ông Nguyễn Vĩnh Phúc (Bình Thuận) hỏi, con trai ông sinh năm 1983, hiện có nguyện vọng đóng BHXH tự nguyện thì có được không? Nếu được thì mức đóng, thời gian đóng, thủ tục như thế nào và liên hệ cơ quan nào?

Dấu hỏi lớn về dòng tiền của Grab?
Dấu hỏi lớn về dòng tiền của Grab?

Sau 10 năm hoạt động tại Việt Nam, thương hiệu Grab đã có bước phát triển thần tốc để trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, Công ty TNHH Grab chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, đồng thời Công ty TNHH Grab tại Việt Nam còn nhiều lần chuyển tiền về công ty mẹ ở nước ngoài.

Nhiều hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nhiều hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tại dự thảo Luật Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Khi nào bỏ độc quyền vàng miếng SJC?
Khi nào bỏ độc quyền vàng miếng SJC?

Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề nghị sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý để bắt kịp với sự dịch chuyển của kinh tế thế giới nhất là trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất lao động; đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC,…

Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo
Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo

Với vai trò chủ trì xây dựng các cơ chế, chính sách chung cho hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì và mong muốn nhận được sự đồng lòng, chia sẻ của bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy sự hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo.

Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng
Thị trường chứng khoán hôm nay: Chỉ số VN-Index có thể hướng về mức cao, nhà đầu tư thận trọng

Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục hướng về các mức cao hơn, nhà đầu tư cần thận trọng khi giao dịch những cổ phiếu thuộc nhóm giá trị cao.