Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đấu tranh không ngưng nghỉ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Trò chuyện cùng PV TH&CL, Chánh Văn phòng Thường trực BCĐ389/QG, Đàm Thanh Thế cho biết: Trong những tháng qua, dịch Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng không nhỏ đến KT-XH cả nước; tình hình buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM) và hàng giả có chiều hướng thay đổi phương thức, thủ đoạn, mặt hàng trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực… diễn biến phức tạp.

Chánh Văn phòng Thường trực BCĐ389/QG, Đàm Thanh ThếChánh Văn phòng Thường trực BCĐ389/QG, Đàm Thanh Thế

Xin ông cho biết nhận diện thực trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2020 diễn biến như thế nào?

Năm 2020, các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan và lực lượng chức năng địa phương tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nên tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu, đường mòn, lối mở được ngăn chặn, không phát sinh điểm nóng.  

Trên tuyến hàng không, bưu điện quốc tế do ảnh hưởng dịch Covid-19 các tuyến bay hành khách nội địa và quốc tế tiếp tục bị gián đoạn, ngưng trệ dẫn đến hoạt động buôn lậu trên tuyến này có chiều hướng giảm.

Trên tuyến biển, cảng biển, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, XNK thông qua hệ thống các cảng biển nước ta diễn ra phức tạp, địa bàn trọng điểm vẫn là khu vực các cảng: Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh. Mặt hàng buôn lậu chủ yếu là xăng, dầu, khoáng sản, thuốc lá, rượu ngoại, hàng điện tử, điện lạnh, máy móc đã qua sử dụng, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ,...

Đặc biệt, xuất hiện tình trạng các đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia từ Campuchia về Việt Nam theo đường bộ, sau đó cất giấu, ngụy trang ma túy trong hàng hóa xuất khẩu để chuyển đi nước thứ ba theo đường biển, với số lượng lớn.

Bên cạnh đó, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu có phần trầm lắng hơn. Trên biển, vẫn còn tình trạng các đối tượng lợi dụng các doanh nghiệp làm hậu cần nghề cá ở các tỉnh ven biển, hoán cải tàu vỏ sắt mua xăng, dầu lậu của các tàu nước ngoài để bán cho các tàu đánh cá nhằm thu lợi bất chính.

Trong thị trường nội địa, để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, các đơn vị chức năng siết chặt quản lý biên giới, cửa khẩu nên hàng lậu, hàng cấm, hàng giả đưa vào nội địa giảm dẫn đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa xâm phạm SHTT có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trang thiết bị y tế và hàng hóa liên quan tới chống dịch bệnh.

Với sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), các đối tượng lợi dụng các kho hàng của bưu chính để tàng trữ và kinh doanh hàng giả nhãn mác, giả xuất xứ, hàng kém chất lượng để lừa bán cho người tiêu dùng, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế và sức khỏe của người dân.

Tình hình gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu nhằm lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu vẫn diễn biến phức tạp với nhiều phương thức thủ đoạn.

Văn phòng Thường trực BCĐ389/QG  cũng như các cơ quan thường trực BCĐ389 các địa phương đã tham mưu cho các cấp lãnh đạo xây dựng các kế hoạch, phương án chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung phát hiện, xử lý nhiều vụ việc.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đâu là những tồn tại, hạn chế trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng thực thi, thưa ông?

Thông qua công tác nắm tình hình và phản ánh của các đơn vị chức năng, Văn phòng Thường trực BCĐ389/QG dự báo, tình hình hoạt động buôn lậu, GLTM và hàng giả còn tiềm ẩn diễn ra hết sức phức tạp. Những tồn tại này gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đe dọa sức khỏe cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tật tự an toàn xã hội. 

Nguyên nhân trên có yếu tố khách quan như: Địa hình biên giới phức tạp, cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ, điều kiện, phương tiện làm việc,... chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu, nhưng về cơ bản do yếu tố chủ quan, đó là: Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở một số đơn vị, địa phương chưa thực sự thường xuyên, quyết liệt, có lúc, có nơi buông lỏng, thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp lực lượng trong triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, BCĐ389/QG. Cùng đó, công tác tham mưu, kiểm tra, hướng dẫn của bộ phận giúp việc đó là Văn phòng thường trực và các cơ quan thường trực có nơi, có lúc còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

BCĐ 389/QG vừa ban hành Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 về tăng cường chống buôn lậu, GLTM và hàng giả trong thương mại điện tử, kỳ vọng gì khi triển khai thực hiện kế hoạch này, thưa ông?

Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến đã và đang đem lại những giá trị, lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động này đang phát sinh nhiều rủi ro, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đời sống của nhân dân.

Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán hàng hóa, dịch vụ cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng kinh doanh có điều kiện, hàng quá hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối người tiêu dùng.

Để chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng trên, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững, tránh thất thu thuế cho nhà nước, hạn chế tối đa những kẽ hở, không để các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ/QG chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký ban hành 399/KH-BCĐ389, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.

Kế hoạch này nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng trong công tác quản lý, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.

Kế hoạch sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm từ 1/11/2020 đến 31/10/2023. Một kế hoạch dài hơi như thế này được kỳ vọng sẽ góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững, tránh thất thu thuế cho nhà nước, hạn chế tối đa những kẽ hở, không để các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả.

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạmLực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm

Công tác trọng tâm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm được thực hiện như thế nào, thưa  ông?

Cuối năm các hoạt động kinh tế sẽ sôi động và đây cũng là thời điểm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cần phải được đề cao. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi dịch Covid- 19 đã thuyên giảm, hoạt động kinh tế- xã hội trở lại bình thường, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng trở lại. Trong đó, có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ trong nội địa, đặc biệt là trang thiết bị y tế và hàng hóa liên quan tới chống dịch bệnh.

Với sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử, các đối tượng lợi dụng các kho hàng của bưu chính để tàng trữ và kinh doanh hàng giả nhãn mác, giả xuất xứ, hàng kém chất lượng để lừa bán cho người tiêu dùng, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế và sức khỏe của người dân.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá quy luật hoạt động thương mại và đặc điểm tình hình năm 2020, nhận định tình hình năm 2021, BCĐ389/QG yêu cầu: Các lực lượng chức năng thuộc BCĐ389 các bộ, ngành, địa phương cần duy trì kiểm soát biên giới chặt chẽ, tăng cường kiểm soát tuyến đường bộ từ biên giới vào nội địa ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các mặt hàng trọng điểm như xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, hàng điện tử điện lạnh cũ, dược phẩm, thược phẩm chức năng...

Văn phòng Thường trực BCĐ389/QG sẽ đi khảo sát tình hình và ban hành kế hoạch cao điểm điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đồng thời BCĐ389/QG yêu cầu BCĐ 389 các bộ ngành, địa phương xây dựng các kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, trong đó xác định mặt hàng, địa bàn trọng điểm…

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.