Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đầu tư 10 tỉ USD xây dựng tuyến đường sắt TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ

Vừa qua, Bộ GTVT đã giao Ban Quản lý dự án đường sắt phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Bản đồ tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ theo quy hoạch
Bản đồ tuyến đường sắt cao tốc TP.Hồ Chí Minh  - Cần Thơ theo quy hoạch.

Với mục tiêu tăng cường loại hình vận tải bằng đường sắt kết nối giữa TP.Hồ Chí Minh với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Trước đó tại Quyết định số 2563/QĐ-BGTVT (ngày 27/8/2013), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường sắt TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Được biết, đường sắt TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ có tổng chiều dài là 173,677km với 14 ga, bắt đầu từ ga lập tàu An Bình (Bình Dương) đến Cần Thơ đi theo hướng tuyến dài nhằm tiếp cận các đô thị, thị xã hiện hữu TP.Hồ Chí Minh và 4 tỉnh miền Tây.

Dự án dự kiến có tổng vốn đầu tư xây dựng khoảng 10 tỉ USD, được thiết kế đường sắt đôi, khổ tiêu chuẩn 1.435mm, là khổ hiện đại dành cho đường sắt cao tốc phổ biến trên thế giới, tốc độ dưới 200km/h cho tàu hàng và trên 200km/h cho tàu khách. Dự án sau khi được thực hiện sẽ kết nối trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam với thủ phủ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 45 phút. Tuy nhiên, đề xuất này đã rút ngắn xuống còn 139,7km với 9 ga, chạy song hành với đường bộ cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận, hướng ngoại vi các đô thị hiện hữu.

Bên cạnh đó, quy hoạch này nhằm mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt trong “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phục vụ công bố Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt; làm cơ sở xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt giai đoạn đến năm 2020.

Theo đại diện Viện Khoa học - Công nghệ Phương Nam, việc điều chỉnh sẽ giảm khối lượng giải phóng mặt bằng, giúp các địa phương thuận lợi hơn trong việc phát triển các cụm đô thị kết nối với nhà ga, tăng hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời giúp chi phí xây dựng và thiết bị kèm theo cũng giảm được khoảng 17.000 tỉ đồng.

Được biết, hiện đã có một số nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến dự án này. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, nhu cầu đi lại và nhu cầu vận tải của tuyến đường sắt này rất cao, sau khi có tuyến đường sắt TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ sẽ là động lực để phát triển kinh tế xã hội của cả vùng.

Ông Hà Ngọc Trường, Trưởng bộ môn đường sắt metro, Trường ĐH GTVT TP.Hồ Chí Minh, đồng thời là chủ nhiệm đề án tuyến đường sắt cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ, thông tin thêm: Hiện đã có 2 nhà đầu tư đến từ Mỹ và Anh quan tâm đến dự án này. Họ đánh giá hiệu quả đầu tư tuyến đường (sau khi thay đổi hướng tuyến) sẽ rất cao bởi nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa từ miền Tây Nam bộ lên TP.Hồ Chí Minh rất lớn và còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Ngoài ra, theo đề xuất của đơn vị tư vấn, 9 ga sẽ được quy hoạch thành 9 thành phố mới với quy mô dân số tương đương một phường, xã gồm đầy đủ cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà ở, trường học, bệnh viện, hệ thống siêu thị... theo tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, các địa phương hoàn toàn có thể khai thác quỹ đất ở các ga để huy động nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đại diện ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) - ông Vũ Hồng Phương cho biết, hiện ban được Bộ GTVT giao phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt này. Sau khi được giao, ban sẽ thuê tư vấn, thiết kế xây dựng phương án tiền khả thi trình Bộ GTVT báo cáo Chính phủ.

Thùy Linh

Bài liên quan

Tin mới

Tăng đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh
Tăng đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia được chú ý trong xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bán dẫn
Việt Nam là một trong số ít quốc gia được chú ý trong xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò quan trọng trong chuyển đổi số; là nền tảng của 3 chuyển đổi mang tính cách mạng là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi thông minh.

Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Ứng dụng sửa chữa điện hotline nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Nhiều năm nay, công nghệ sửa chữa nóng (hotline) lưới điện đã được Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) đẩy mạnh ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Tiếp tục đấu thấu vàng miếng
Tiếp tục đấu thấu vàng miếng

Hôm nay, ngày 24/4, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng. Theo đó, tỷ lệ đặt cọc khi tham gia đấu thầu là 10%. Khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 1.400 lượng, khối lượng tối đa là 2.000 lượng. Thời gian tổ chức đấu thầu vào 25/4.

TikTok có 270 ngày để thoái vốn hoặc bị cấm cửa tại Mỹ
TikTok có 270 ngày để thoái vốn hoặc bị cấm cửa tại Mỹ

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động.

Tám dự án BOT giao thông vướng mắc sẽ được giải quyết theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"
Tám dự án BOT giao thông vướng mắc sẽ được giải quyết theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"

Bộ Giao thông vận tải đã trực tiếp trao đổi với các bên liên quan (nhà đầu tư, doanh nghiệp, ngân hàng...) để có giải pháp giải quyết dự án BOT giao thông theo hướng cùng nhau khắc phục tồn tại, bất cập, giảm tối đa thiệt hại và theo nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".