Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đẩy mạnh ngăn chặn hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại

Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia vừa có thông báo gửi cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 các địa phương về một số phương thức, thủ đoạn phổ biến về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đẩy mạnh ngăn chặn hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mạiĐẩy mạnh ngăn chặn hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại

Theo Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, qua công tác nắm tình hình và tổng hợp báo cáo các bộ, ngành, địa phương cho thấy, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp về phương thức, thủ đoạn trên tất cả các tuyến, địa bàn, lĩnh vực.

Theo đó, trên tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, do các lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nên tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu, đường mòn, lối mở được ngăn chặn, không phát sinh điểm nóng.

Tuy nhiên, tại một số địa bàn biên giới, các đối tượng sử dụng phương thức thủ đoạn: lợi dụng một số kho bãi để tập kết, cất giấu hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không có nguồn gốc xuất xứ trước khi đưa vào nội địa tiêu thụ.

Các đối tượng chuyển hướng kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, giả mạo nhãn mác, xuất xứ, không rõ nguồn gốc qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng.

Hàng hóa được vận chuyển về tập kết tại các kho hàng của công ty chuyển phát nhanh, kho hàng hóa nội địa của các công ty dịch vụ hàng không, kho hàng của các công ty logistics, sau đó chuyển đến các khách hàng.

Mặt hàng vi phạm chủ yếu là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử...

Đặc biệt, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lợi dụng tình trạng khan hiếm mặt hàng khẩu trang y tế, nên các đối tượng đã vận chuyển trái phép qua khu vực đường mòn, lối mở khẩu trang không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém để đưa ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong nội địa, việc lợi dụng kinh doanh thương mại điện tử để thực hiện hành vi bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ gia tăng.

Lợi dụng sự khan hiếm thiết bị y tế, các đối tượng đã sản xuất, kinh doanh khẩu trang, găng tay, bộ đồ bảo hộ giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ, kém chất lượng.

Ngoài ra, các đối tượng còn thực hiện hành vi tái chế khẩu trang, găng tay đã qua sử dụng rồi đóng vào hộp mang thương hiệu của các hãng khác để đem đi tiêu thụ, ảnh hưởng lớn đến công tác phòng dịch.

Trước tình hình đó, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 các địa phương tiếp tục nắm tình hình, chủ động tham mưu Ban chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung kiểm tra để ngăn chặn các hành vi vi phạm, bảo đảm hiệu quả công tác phòng dịch và phát triển kinh tế.

 Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản có gì mới?
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản có gì mới?

Hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động. 

Ngày 17/5 sẽ diễn ra Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024
Ngày 17/5 sẽ diễn ra Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024

Nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt Nam tới người tiêu dùng trong và ngoài nước, tìm kiếm đối tác trực tiếp và khách hàng tiềm năng cho đầu ra của sản phẩm thông qua các hoạt động của Hội chợ. UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 98/KH-UBND tổ chức Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024.

Long An phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,5%
Long An phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,5%

UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu năm 2024.

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024

Ngày 23/4, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chủ trì tiếp công dân định kỳ tháng 4/2024 theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Thanh tra thành phố, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Xây Dựng và UBND quận Hồng Bàng.