Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần tạo đòn bẩy để giải ngân vốn đầu tư công đạt tiến độ

Việc giải ngân vốn đầu tư công chậm và yếu vốn là điểm nghẽn không mới của nền kinh tế trong nước, tuy nhiên, trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19, cần tạo đòn bẩy để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đạt tiến độ.

Không giải ngân bằng mọi giá 

Một trong những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2020 được Chính phủ đặt ra là thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020.

Theo số liệu thống kê, vốn đầu tư công năm 2020 từ nguồn năm 2019 chuyển sang và kế hoạch của năm 2020 khoảng 700.000 tỷ, một số tiền rất lớn.

Đánh giá của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nêu rõ, với tiến độ giải ngân hiện nay để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 sẽ là thách thức rất lớn, khi mới chỉ giải ngân đạt 89.300 tỷ đồng bằng 18,98% kế hoạch năm.

Thi công dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà NộiThi công dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội

Theo Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Đoàn Thừa Thiên-Huế): Vốn đầu tư công và một số vốn ODA là vấn đề tồn tại muôn thuở qua các nhiệm kỳ bởi nhiều lý do nhưng một trong những lý do đó là nguồn vốn phân cấp.

Mặc dù, đã có nguồn vốn trung hạn chỉ rõ công trình của các địa phương và Bộ ngành và Quốc hội cũng sớm phân bổ ngân sách nhưng hiện nay đang tồn tại quá nhiều phân tầng. Chẳng hạn như Bộ Tài chính phân về cho các Bộ, sau đó các Bộ lại họp tiếp đưa về cho các tỉnh, các tỉnh lại đến cấp huyện và cấp xã nên sẽ rất muộn.

Thông thường, ngân sách Nhà nước và kể cả chương trình mục tiêu quốc gia tới tháng 6 các tỉnh mới triển khai được. Thế nhưng, do đặc thù từng địa phương, có những tỉnh tháng 9 lại là mùa mưa nên rất khó khăn trong việc giải ngân kịp tiến độ. Ngoài ra, những công trình động đến giải phóng mặt bằng như đất đai của người dân, tài sản trên đất của họ cũng vô cùng phức tạp.

Do vậy, nếu không làm đến nơi đến chốn sẽ vướng mắc như trường hợp sân bay Long Thành, quyết tâm 2 năm nhưng đã 5 năm chưa xong, vốn thì bỏ ra 1 tỷ USD.

"Tôi cho rằng tại các cuộc họp Chính phủ thường kỳ không chỉ bàn về kinh tế đất nước mà tập trung cả các công trình trọng điểm, đặc biệt là chi cho đầu tư phát triển, những công trình cấp bách và có tính chất lan toả", đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp): Thời gian qua, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân của đầu tư công cũng như phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo đó, những tháng đầu năm nay, tăng trưởng GDP của cả nước chỉ hơn 30%, thấp nhất so với cùng kỳ trong hơn 10 năm nay. Tôi cho rằng đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Theo đại biểu Hòa, đầu tư công hay giải ngân đầu tư công là vấn đề hết sức quan trọng nên cần đưa ra để kích cầu tăng trưởng GDP, nhưng không thể đòi hỏi mức tăng trưởng GDP cao để giải ngân bằng mọi giá. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chi ngân sách và sẽ dẫn tới những vấn đề không đúng với quy định rất nguy hiểm. Việc Chính phủ đề xuất giải ngân vốn đầu tư công rất phù hợp nhưng cần có những tính toán chi ly hữu hiệu để chi đầu tư công đúng mục đích, hiệu quả và trọng tâm nhất.

Tận dụng thời cơ vàng

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, cần cố gắng phấn đấu để giải ngân đầu tư công đúng theo tiến độ nhưng không phải làm bằng mọi cách giải ngân hết. Việc này phải được làm dựa theo tiêu chí đảm bảo tiến độ và hiệu quả của công trình, giám sát việc chi đầu tư công tránh lãng phí và thất thoát.

Cùng với đó, Chính phủ nên một cơ chế linh hoạt từ nguồn vốn từ khu vực này nếu gặp khó khăn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thì chuyển hướng sang khu vực khác.

Đặc biệt, cơ chế này còn có thể áp dụng việc điều chuyển từ địa phương này sang địa phương khác và không cứng nhắc như hiện nay. Hơn nữa, Chính phủ phải có một tổ công tác hỗ trợ cho Bộ Giao thông Vận tải triển khai các công trình dự án về lĩnh vực giao thông.

"Năm 2020 này, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chắc chắn không đạt như kỳ vọng và chắc chắn ở mức thấp nhưng việc kiểm soát dịch bệnh tốt sẽ là điều kiện tạo đà tăng trưởng cho giai đoạn sau. Vì thế, cần phải giải quyết nhanh về điểm nghẽn cơ sở hạ tầng và nhất là lĩnh vực giao thông.

Ngoài ra, Quốc hội cũng phải dành thời gian rà soát lại thể chế để có thể ban hành một bộ Luật để sửa nhiều luật đang cản trở như Luật Đất đai chưa sửa chữa nên phải rà soát lại. Đây là hai điểm nghẽn trong hoạt động các địa phương đang vướng phải nên Thường vụ Quốc hội và các địa phương phải chia sẻ với Chính phủ nhằm tháo gỡ nhanh thể chế này.

Nếu giải quyết được hai điểm nghẽn này cộng với cơ hội thông qua các FTA, nhất là Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, CPTPP đang tạo nhiều thuận lợi cho thương hiệu Việt Nam, uy tín Việt Nam", đại  biểu Ngân nói.

Hiện nay, cả nước đang đón đầu sự chuyển dịch từ các nhà đầu tư từ các nước khác nhờ uy tín của Việt Nam. Bởi, nhà đầu tư thường tìm đến những nơi ổn định về chính trị, ổn định về kinh tế vĩ mô và nguồn nhân lực và thị trường cũng như cơ hội sinh lời.

Vấn đề ở đây là phải chọn lựa nhà đầu tư như thế nào và cần có tiêu chí để đảm bảo thu hút các nhà đầu tư. Chẳng hạn như phải thân thiện với môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo công nghệ cao và kết nối với các doanh nghiệp trong nước.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu được 263 tỷ USD; trong đó 70% là của nhà đầu tư nước ngoài FDI nhưng trong 70% đó nhà đầu tư nước ngoài phải nhập nguyên vật liệu về. Theo đó, cứ 100 USD nhập 80 USD nên Việt Nam chỉ hưởng 20 USD và FDI của Việt Nam chỉ đem lại 20-25% giá trị gia tăng.

Chính vì vậy, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài cần ưu tiên các nhà đầu tư có kết nối với doanh nghiệp trong nước để tạo đòn bẩy và chính sách hỗ trợ nhằm tận dụng thời cơ vàng giúp đất nước phát triển nhanh hơn.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến, năm 2020 là năm cuối cùng của kế hoạch trung hạn 2021 – 2025, trong khi những nhiệm vụ 4 năm trước lại chưa thực hiện được, sẽ là áp lực rất lớn đối với 6 tháng còn lại. Tiến độ giải ngân đã có chuyển biến nhưng cũng chưa đạt yêu cầu. Đến hết Quý I vẫn còn 29 bộ, ngành, địa phương có số giải ngân dưới 5%.

“Có rất nhiều ý kiến cho rằng đẩy nhanh tiến độ giải ngân là yếu tố quan trọng. Quan điểm đó hoàn toàn đúng, nhưng theo tôi là chưa đủ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nếu như giải ngân tăng 1% thì GDP tăng 0,06%. Nếu hạ một lần chỉ số ICO thì GDP tăng 1,42%. Như vậy, giải pháp chúng ta phải theo đuổi lâu dài đó phải là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư chứ không phải giải ngân bằng mọi giá”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Liên quan đến kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách và việc trước mắt chưa ban hành nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn đầu tư công. Hiện nay, Nghị quyết 1023 về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công đã không còn phù hợp với Luật Đầu tư công hiện hành.

“Nếu như chúng ta không có văn bản thay thế thì sẽ không có căn cứ để xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2021. Vì vậy, chúng tôi đề nghị có biện pháp xử lý”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Tinh giản biên chế đến năm 2026 bằng số Bộ Chính trị giao là 2.234 triệu
Tinh giản biên chế đến năm 2026 bằng số Bộ Chính trị giao là 2.234 triệu

Đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động trong thực hiện tinh giản biên chế gắn với rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, đảm bảo số biên chế của hệ thống chính trị năm 2026 tối đa bằng số biên chế đã được Bộ Chính trị giao.

Quảng Bình phát động tháng nhân đạo năm 2024
Quảng Bình phát động tháng nhân đạo năm 2024

Ngày 24/4, tại Trung Tâm Văn Hóa - Thông Tin và Truyền Thông huyện Quảng Ninh, Hội Chữ Thập Đỏ (CTĐ) tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024.

Quận Uỷ Lê Chân TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị quán triệt, thực hiện các Quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng
Quận Uỷ Lê Chân TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị quán triệt, thực hiện các Quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng

Sáng 24/4, Quận ủy Lê Chân TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng chí Phạm Văn Tân, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận chủ trì Hội nghị. Đồng chí Đặng Bá Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy dự chỉ đạo Hội nghị.

Dàn pháo chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Dàn pháo chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo Ban Tổ chức, Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ năm nay sẽ có sự tham gia của lực lượng pháo lễ gồm 18 khẩu pháo (15 khẩu chính thức và 3 khẩu dự bị).

Liều lĩnh cắt trộm rào thép lưới trên đường cao tốc Bắc Nam
Liều lĩnh cắt trộm rào thép lưới trên đường cao tốc Bắc Nam

Ngày 24/4, thông tin từ Công an huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đơn vị này đang tạm giữ hình sự 3 đối tượng trộm cắp tấm thép lưới (loại B40) trên đường cao tốc Bắc - Nam. Bước đầu ước tính tổng thiệt hại lên đến gần 100 triệu đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp theo cách thức như thế nào?
Hỗ trợ doanh nghiệp theo cách thức như thế nào?

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thẳng thắn chia sẻ thực tế “rất thực dụng” khi nhận được câu hỏi doanh nghiệp cần hỗ trợ thế nào. Doanh nghiệp cần hỗ trợ, nhưng họ rất thực tế và thực dụng.