Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng phát triển khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc

Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 29 khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch, trong đó có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 3.146 ha.

Tại hội nghị, ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, suốt một thời gian dài, Vĩnh Phúc luôn được đánh giá là địa phương có nhiều đột phá, nhiều cơ chế chính sách đổi mới, sáng tạo, nhất là trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, là tỉnh có tập trung cơ cấu kinh tế, có đóng góp từ công nghiệp, công nghiệp phụ trợ (ô tô, xe máy, điện tử) tốt.

Toàn cảnh Hội nghị Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
Toàn cảnh Hội nghị Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cũng đã đạt được nhiều kết quả trong phát triển hạ tầng khu công nghiệp, dù vẫn còn những tồn tại khiến việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp chưa thực sự đúng với tiềm năng, thế mạnh. Trong đó, có thể kể đến các vấn đề như bồi thường, giải phóng mặt bằng, chất lượng quy hoạch, năng lực chủ đầu tư, hạ tầng xã hội, giá thuê đất cao… Hiện Vĩnh Phúc đang nỗ lực có những cải thiện để việc phát triển các khu công nghiệp ngày càng thuận lợi hơn, theo hướng bền vững hơn.

Về vấn đề môi trường đầu tư, bà Đàm Thị Bích Ngọc, Giám đốc Công ty Cổ phần Amane - chủ đầu tư KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa (giai đoạn 1) đã chỉ ra một số tồn tại cần phải giải quyết sớm như giải phóng mặt bằng, bồi thường, tiền sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng, kết nối ngoài hàng rào khu công nghiệp…

“Vướng mắc cơ bản là giải phóng mặt bằng, đơn giá đất, giao đất. Dự án của chúng tôi được ngân hàng cấp vốn từ lâu, phía ngân hàng cũng giục doanh nghiệp giải ngân nhưng không giải ngân được, vì dự án không giải phóng mặt bằng được. Sau khi giải phóng mặt bằng xong thì chưa thể nộp tiền vào ngân sách vì chưa có đơn giá. Trong khi đó, các khách thuê liên tục giục mặt bằng để triển khai đầu tư. Thực tế này dẫn đến sự lãng phí lớn cho cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và địa phương”, bà Ngọc nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị, đại diện Công ty TNHH KCN Thăng Long Vĩnh Phúc (Tập đoàn Sumitomo – Nhật Bản) cho biết, tại khu công nghiệp sẽ có nhiều dự án của nhà đầu tư thứ cấp hoàn thành xây dựng, đi vào sản xuất, do đó nhu cầu nguồn lao động tăng cao.

"Bản thân doanh nghiệp cũng đã hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác tuyển dụng, tuy nhiên, để tăng hiệu quả thì cần có sự hỗ trợ từ phía UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong việc đào tạo nhân lực, tuyển dụng, cung cấp thêm nhiều nguồn lao động chất lượng cho các nhà đầu tư thứ cấp trong khu", đại diện Công ty TNHH KCN Thăng Long Vĩnh Phúc nói và cho biết, có thể tổ chức các ngày hội việc làm để giúp nhà đầu tư tiếp cận được số lượng lớn và tuyển dụng lao động trực tiếp.

Bên cạnh việc đáp ứng nguồn lao động, một vấn đề khác cũng rất được các nhà đầu tư quan tâm là nguồn cung và chất lượng lao động. Ông Nguyễn Hữu Thể, Tổng giám đốc Công ty CP Thép Việt Đức cho hay, trong số gần 1.000 lao động của Thép Việt Đức, có tới gần 1/2 là các lao động ngoại tỉnh, người lao động chủ yếu ở trọ nên công tác an sinh là vấn đề lớn.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp về mặt giải pháp cũng được đại diện các bên đưa ra. Theo ông Nguyễn Anh Đệ, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (VPID), chủ đầu tư KCN Khai Quang, Sông Lô 2, tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung bám sát nhu cầu nhà đầu tư để hỗ trợ kịp thời; ưu tiên tập trung hỗ trợ các dự án lớn; triển khai thi công hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đồng bộ với khu công nghiệp như điện, nước, viễn thông, chỗ ở cho người lao động.

Lấy ví dụ với vật liệu thi công, theo ông Đệ, nguồn vật liệu thi công, các dự án khu công nghiệp thuộc nhóm A, cần có cơ chế chính sách giống dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công để bố trí nguồn vật liệu.

Bên cạnh đó, bà Ngọc cho biết, hạ tầng ngoài hàng rào cần đồng bộ và sẵn sàng, công tác quy hoạch, thẩm định phải được đốc thúc vì đây là hạng mục quan trọng và nếu làm tốt có thể gỡ vướng được phần lớn các vướng mắc mà các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp mắc phải.

Còn theo đại diện Công ty cổ phần Vina CPK (Chủ đầu tư khu công nghiệp Bá Thiện II), Vĩnh Phúc cần sớm hoàn thiện quy hoạch vùng, phân khu, quy hoạch tỉnh để nhà đầu tư hạ tầng rà soát, nghiên cứu và xin đầu tư khu công nghiệp mới.

Các sở ngành địa phương phối hợp xử lý các phát sinh vướng mắc trong đầu tư, như xây dựng khung giá đất mới, định giá, giao đất theo Luật Đất đai mới. Thời gian qua, các sở, ngành đã nỗ lực, đồng hành, nhưng khi có luật mới thì cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Cùng với đó, cần quan tâm chỉ đạo đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, tạo điều kiện để ổn định đời sống người lao động, cải thiện nguồn cung điện, nước chất lượng và ổn định.

Để giải quyết tồn tại trong câu chuyện bồi thường, giải phóng mặt bằng, theo đại diện doanh nghiệp, cần sớm triển khai, xây dựng chính sách đặc thù về việc xem xét, hỗ trợ, khuyến khích người dân tích cực chấp hành chủ trương để thu hồi, giải phóng mặt bằng hiệu quả.

Liên quan đến nội dung nhà ở, theo ông Thể, để đảm bảo an sinh cho người lao động, Thép Việt Đức đang triển khai dự án nhà ở xã hội và có thể sẽ khởi công vào cuối năm 2024.

Hà Trần (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda

Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.

Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024
Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024

Nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Mặt trận, nhất là cho đội ngũ cán bộ mới được kiện toàn sau Đại hội MTTQ các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029, từ ngày 4 đến 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận cho trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.