Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đến cuối năm 2023, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng yêu cầu, trước hết, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao vai trò người đứng đầu trong cải cách TTHC - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao vai trò người đứng đầu trong cải cách TTHC - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước ngày 30/9 hằng năm; cập nhật đầy đủ, chính xác và công khai kịp thời quy định kinh doanh, chi phí tuân thủ, phương án cải cách trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh. Thực hiện việc tham vấn người dân, doanh nghiệp về quy định, vướng mắc, khó khăn và phương án cải cách trên hệ thống này.

Tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đã được phê duyệt và phương án phân cấp trong giải quyết TTHC (Quyết định 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022), đồng thời tập trung rà soát, đơn giản hóa 59 TTHC/nhóm TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước.

Hoàn thiện, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm thân thiện với người dùng. Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định của Chính phủ (Nghị định 107/2021/NĐ-CP và Nghị định 45/2020/NĐ-CP).

Thủ tướng lưu ý xã hội hóa một số công đoạn trong tiếp nhận, trả kết quả TTHC, hỗ trợ việc thực hiện TTHC tại Bộ phận một cửa các cấp để tất cả mọi người dân, nhất là những người yếu thế, ở vùng nông thôn, biên giới, hải đảo có thể làm được dịch vụ công trực tuyến.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện TTHC, trong đó đến năm 2023 đạt trên 80%, năm 2025 đạt trên 90% mức độ hài lòng. Tỉ lệ giải quyết đúng hạn tại Trung tâm phục vụ hành chính công phải đạt trên 90%.

 Đến cuối năm 2023, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%. Mục tiêu trước mắt là mỗi gia đình sẽ có ít nhất một thành viên có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Về lâu dài, chúng ta phải giúp người dân, doanh nghiệp thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi thực hiện các dịch vụ hành chính công từ trực tiếp sang trực tuyến.

Cùng với đó, đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

Tiếp tục thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng tại các cấp chính quyền; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các phần mềm chế độ báo cáo theo yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Yêu cầu đến cuối tháng 6/2023, tỉ lệ hồ sơ xử lý công văn giấy tờ trực tuyến ở các bộ, ngành Trung ương và cơ quan hành chính cấp tỉnh phải đạt 100%.

Thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu (Quyết định số 1498/QĐ-TTg ngày 11/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ) và xây dựng các bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của bộ, cơ quan, địa phương tích hợp với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phấn đấu đến giữa năm 2023, có 5 bộ, ngành và 10 địa phương hoàn thành xây dựng Bộ Chỉ số điều hành đưa vào hoạt động và tích hợp thông tin, dữ liệu với Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, địa phương. Trong đó, Bộ Công an đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, nhất là 25 dịch vụ công thiết yếu đã được xác định.

Những dịch vụ công nào nâng được lên mức độ 4 thì phải thực hiện ngay, những dịch vụ nào chưa hoàn thành thì tập trung thực hiện, Thủ tướng yêu cầu. Đồng thời, đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

Bộ Nội vụ khẩn trương hướng dẫn việc lưu trữ hồ sơ, dữ liệu điện tử theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP trong tháng 10/2022. Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và đưa vào vận hành Cơ sở Dữ liệu quốc gia về đất đai; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu khác và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng về việc, bảo đảm thống nhất cách hiểu về dịch vụ công trực tuyến và lộ trình chuyển đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Xây dựng, triển khai hệ thống phục vụ theo dõi, kiểm tra thực hiện cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nhằm đẩy mạnh nhận thức và sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, khẩn trương khắc phục những lỗ hổng bảo mật, lộ lọt thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đại diện lãnh đạo các địa phương dự Hội nghị qua truyền hình trực tuyến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại diện lãnh đạo các địa phương dự Hội nghị qua truyền hình trực tuyến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; thực thi phương án phân cấp trong giải quyết TTHC; triển khai rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước; Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.Văn phòng Chính phủ định kỳ công khai kết quả đánh giá nỗ lực cải cách quy định kinh doanh, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh và Cổng Dịch vụ công quốc gia.

H.T (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”
Gần 28.000 bài tham dự Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác”

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên học tập và làm theo Bác” thu hút gần 28.000 bài dự thi, trong đó có gần 1.100 bài của các tập thể, cá nhân từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước gửi về.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”
Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”

Chiều 25/4, Hội Nông dân huyện Tiên Du (Bắc Ninh) tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu huyện Tiên Du”.

Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường
Khánh Hòa có tân Cục trưởng Cục Quản lý thị trường

Ông Trần Phước Trí, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hòa.

Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng
Lạng Sơn: Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề về giải phóng mặt bằng

Ngày 25/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp chuyên đề đánh giá tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tháng 3/2024.

Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam
Sản xuất, buôn bán hàng giả, 2 giám đốc doanh nghiệp bị bắt tạm giam

Giám đốc Linh và Quân cấu kết với nhau hoạt động kinh doanh sản phẩm thức ăn thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, bán ra thị trường, thu lời bất chính với số tiền lớn.

Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024
Lạng Sơn: Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng công nhân năm 2024 (tháng 5/2024).