Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dẹp “loạn” quảng cáo thực phẩm, dược phẩm: Bộ Y tế chỉ đạo thành lập tổ phản ứng nhanh

Quảng cáo thực phẩm, TPCN, dược phẩm kiểu “1 tấc lên trời”, thổi phồng công dụng, quảng cáo sai sự thật, không đúng chất lượng – công dụng sản phẩm,… đang diễn ra tràn lan trong kinh doanh hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của ngành y tế. Để dẹp “loạn” thực trạng này, Bộ Y tế đã chỉ đạo Thanh tra Bộ thiết lập tổ phản ứng nhanh để kiểm tra, giám sát lĩnh vực này.

Dẹp “loạn” quảng cáo thực phẩm, dược phẩm: Bộ Y tế chỉ đạo thành lập tổ phản ứng nhanh - Hình 1

Cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm

Theo thông tin từ Bộ Y tế, ngày 4/12/2017, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế.

Theo chỉ thị, Bộ Y tế đánh giá, thời gian qua đã xuất hiện nhiều vi phạm trong hoạt động quảng cáo các sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành y tế, đặc biệt là thực phẩm, dược phẩm trên cả báo chí lẫn mạng Internet.

Các sai phạm phổ biến là: Quảng cáo lẫn vào nội dung tin, sai lệch, không đúng chất lượng sản phẩm hàng hóa, thổi phồng công dụng của thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng…, gây tổn thất và thiệt hại tới sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, một số hoạt động quảng cáo có sai phạm nhưng chưa được kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành…

Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự phối hợp giữa các ngành trong quản lý còn chưa chặt chẽ; ý thức chấp hành luật về quảng cáo chưa nghiêm; công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực này gặp khó khăn, chưa bắt kịp các loại hình quảng cáo, quảng cáo xuyên quốc gia…

Để khắc phục và chấn chỉnh tình trạng này, qua chỉ thị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế và Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành tổ chức triển khai nghiêm túc, quyết liệt về lĩnh vực quảng cáo, tăng cường tổ chức thanh kiểm tra phát hiện các hành vi phạm, nhất là trên báo chí, trên hệ thống mạng, quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin…

Qua kiểm tra, cần xử lý nghiêm, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể tham gia quảng cáo cũng như bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Thanh Tra Bộ Y tế cần thiết lập tổ phản ứng nhanh về kiểm tra, giám sát hoạt động quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.

Các cơ quan chuyên môn gồm Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý dược, Sở Y tế các tỉnh/ thành, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh/ thành… cần thực hiện nghiêm các quy định về cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo; đồng thời phải phối hợp tích cực với Bộ, ngành, hiệp hội liên quan đề rà soát và dẹp “loạn” quảng cáo trên mọi “mặt trận” thông tin như hiện nay.

Chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông

Cũng liên quan đến việc siết chặt hoạt động quảng cáo về thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành y tế, tới đây sẽ có sự thay đổi rất lớn. Cụ thể, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo đang được hoàn thiện những khâu đoạn cuối cùng để trình Chính phủ ban hành, trong đó sẽ có sự thay đổi đột phá quy định về quảng cáo thực phẩm.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, nếu như hiện nay, tất cả các thực phẩm đều phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo thì tới đây chỉ còn lại 2 nhóm thực phẩm phải thực hiện thủ tục hành chính này trước khi quảng cáo, gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y học. Các sản phẩm còn lại, doanh nghiệp được tự quảng cáo mà không cần phải có xác nhận của cơ quan quản lý trước khi quảng cáo.

Do vậy, để đảm bảo quản lý tốt công tác quản lý hoạt động quảng cáo về thực phẩm thời gian tới đây, việc tăng cường hậu kiểm càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là năng lực nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác này phải thực sự được nâng cao.

Nhằm đáp ứng nhiệm vụ, ngoài tăng cường kiểm tra, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chức năng phải lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quảng cáo trong lĩnh vực phụ trách; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các công chức, viên chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực quảng cáo thuộc phạm vi phụ trách. Đồng thời, phải chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin về cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo và trao đổi thông tin về tình hình quảng cáo các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm phạm vi quản lý của ngành y tế.

Dương Tú

Bài liên quan

Tin mới

Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII
Phát động cuộc thi viết ‘Vượt lên số phận’ lần thứ VII

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?
5 con sông dài nhất - chảy trên lãnh thổ Việt Nam, có thể bạn chưa biết?

Việt Nam có mạng lưới sông suối dày đặc, trong đó có nhiều con sông lớn, là nguồn tài nguyên quan trọng...

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.