Theo đó, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, lực cầu tiếp tục đổ vào các mã KPF, DC4, EVF, PTL và TCO, khi đều sớm tăng kịch trần… Một số cổ phiếu khác ở nhóm vận tải, nguyên vật liệu và thép cũng đang cho tín hiệu tích cực như HSG, NKG, HAH, VOS, SKG, POM, SMC…với mức tăng từ 3% đến hơn 4%.
Đáng kể khác là HPG, khi đang thu hút nhà đầu tư nhất với thanh khoản khớp lệnh đang dẫn đầu thị trường và nhích gần 2% sau hơn 1 giờ giao dịch. Áp lực bán có phần gia tăng ở nửa sau của phiên, trong khi nhà đầu tư vẫn thận trọng kiềm chế bắt đáy và sức ép tiềm ẩn ở nhóm VN30 do hôm nay là phiên đáo hạn phái sinh đã khiến VN-Index tiếp tục giảm và về gần 1.220 điểm khi kết phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 188 mã tăng và 294 mã giảm, VN-Index giảm 6,03 điểm (-0,49%), xuống 1.220,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 377,5 triệu đơn vị, giá trị 8.616 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% về khối lượng và 5% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,2 triệu đơn vị, giá trị 394,8 tỷ đồng.
Lác đác một vài bluechip còn tăng là HPG +1,4% lên 38.800 đồng, các mã GVR, ACB và BVH chỉ tăng nhẹ. Trong đó, HPG phiên này là cổ phiếu hút giao dịch nhất với thanh khoản đạt hơn 24,6 triệu đơn vị, cao nhất thị trường.
Nhiều mã khác trong rổ VN30 chìm trong sắc đỏ, nhưng mức giảm đa phần dưới 1%, ngoài MWG -2,2% xuống 54.600 đồng, VNM, TPB, VIC, BCM, GAS, SSI giảm từ 1% đến 1,7%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một số cổ phiếu ngành thép thu hút nhà đầu tư, với TLH tăng trần +6,9% lên 9.450 đồng, khớp hơn 4,4 triệu đơn vị, POM +5,6% lên 6.650 đồng, SMC +4,8% lên 13.000 đồng, NKG +2% lên 23.300 đồng, HSG nhích 1,7% lên 23.550 đồng.
Những cổ phiếu tăng tốt xuất hiện tại các mã riêng lẻ, như KPF, DC4, EVF và PTL, khi cũng đều kết phiên tăng kịch trần, khớp từ 0,2 triệu đến gần 1,7 triệu đơn vị. Các mã đáng kể khác còn TCO +4,2% lên 13.800 đồng, TCH +3,6% lên 14.400 đồng, LCG +3,4% lên 15.100 đồng, SKG +3% lên 17.200 đồng, với LCG khớp lệnh tốt nhất với hơn 11,3 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, dù sắc đỏ lấn át trên bảng điện tử, nhưng đa phần chỉ mất điểm nhẹ khi lực cung giá thấp gần như ít xuất hiện.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng gặp khó và lùi về dưới tham chiếu sau nửa đầu phiên cầm cự ở vùng giá xanh. Chốt phiên sáng, sàn HNX có 64 mã tăng và 85 mã giảm, HNX-Index giảm 0,73 điểm (-0,29%), xuống 254,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 33,3 triệu đơn vị, giá trị 709,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,19 triệu đơn vị, giá trị 5,9 tỷ đồng.
Một vài cái tên nổi bật phiên này là LDP, SPI và TTH, khi đều tăng trần, khớp từ 0,3 triệu đến 0,75 triệu đơn vị.
Nhích lên còn có cổ phiếu thép VGS +5,4% lên 23.400 đồng, CMS +5,5% lên 36.600 đồng, trong khi CEO, IDC, TAR, MBG, VC3, EVS chỉ nhích nhẹ.
Dù khá nhiều cổ phiếu giảm, nhưng cũng đa phần chỉ giảm nhẹ, với SHS, PVS, MBS, HUT, IDJ, TNG, VTZ chỉ mất trên dưới 1%, trong đó, SHS -1,5% xuống 19.900 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với hơn 5 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index sớm mất điểm và giằng co ở vùng giá thấp cho đến khi hết giờ giao dịch. Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,53 điểm (-0,57%), xuống 92,82 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 31,5 triệu đơn vị, giá trị 561,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,7 triệu đơn vị, giá trị 36 tỷ đồng.
Cổ phiếu CEN là điểm sáng, khi khớp lệnh đứng thứ hai trên UpCoM và giá tăng kịch trần +14,3% lên 9.600 đồng, khớp gần 3 triệu đơn vị.
Các sắc xanh đáng chú ý khác còn TVN +8% lên 8.100 đồng, khớp 1,78 triệu đơn vị, MSR +6,3% lên 18.700 đồng, KGM +7,4% lên 13.000 đồng…
Kết phiên giao dịch ngày 20/9, VN-Index tăng 14,61 điểm (+1,21%) lên mức 1.226,11 điểm, với kỳ vọng kiểm tra lại vùng giá cao nhất tháng 8/2023 quanh 1.250 điểm. HNX-Index tăng tốt hơn 4,6 điểm (+1,84%) lên 254,82 điểm, tiếp tục kiểm tra lại vùng giá thấp nhất tháng 6/2022 quanh 262 điểm. Độ rộng trên hai sàn niêm yết cải thiện tốt hơn nhiều so với phiên trước, tích cực khi có tổng cộng 533 mã tăng giá (24 mã tăng trần), 143 mã giảm giá (4 mã giảm sàn) và 121 mã giá tham chiếu. Thanh khoản trên hai sàn đạt 22.275,49 tỷ đồng, giảm 11,59% so với phiên trước, duy trì trên mức trung bình, một phần do nhiều mã nhóm đầu cơ, bất động sản, ngân hàng vẫn phục hồi với thanh khoản kém.
Các cổ phiếu xuất khẩu sau diễn biến tích cực phiên trước những kỳ vọng tình hình xuất khẩu cải thiện cho nhu cầu cuối năm và đồng USD cải thiện, tăng giá tiếp tục có diễn biến nổi bật ngay từ đầu phiên, nhiều cổ phiếu thủy sản tăng giá mạnh, thanh khoản đột biến như: ANV (+6,95%), IDI (+5,67%), CMX (+5,53%), FMC (+3,59%)... hóa chất CSV (+4,11), DGC (+3,34%)...
Nhóm cổ phiếu vận tải biển, cảng biển duy trì diễn biến tích cực, vượt trội so với thị trường chung khi giá cước vận tải tiếp tục có tín hiệu tăng giá hơn 20% trong 1 tháng qua, nổi bật với VOS (+4,28%), DXP (+3,15%), HAH (+2,86%), GMD (+2,80%), SGP (+2,56%)... Các cổ phiếu vận tải dầu khí cũng có diễn biến tích cực, nổi bật như PVT (+6,98%) tăng giá mạnh và hướng về vùng giá đỉnh lịch sử tháng 3/2022, GSP (+3,88%), VIP (+3,81%), VTO (+2,01%)....
Minh An(T/h)