Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Diễn đàn đa phương thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số

Nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (BĐG) và Nghị quyết NQ 11 -CT của Bộ Chính trị về BĐG, ngày 18/7, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức diễn đàn đa phương “Thúc đẩy Bình đẳng giới trong kỷ nguyên số và hội nhập”.

 Hơn 300 đại biểu đến từ các bộ, ban ngành, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội quan tâm đến BĐG đã cùng thảo luận về nhiều khía cạnh khác nhau của BĐG tại Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh về vấn đề việc làm và môi trường lao động dành cho phụ nữ trong thời đại công nghệ số.

Diễn đàn đa phương thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số - Hình 1

Toàn cảnh diễn đàn

Sự phát triển của công nghệ số đã làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng cao, đời sống của phụ nữ cũng ngày càng phát triển.Tại Việt Nam, ngày càng nhiều phụ nữ sống độc lập, tự chủ về tài chính, tự chủ trong các mối quan hệ xã hội, làm trụ cột trong gia đình... Đó là kết quả của những nỗ lực không ngừng trong hoạt động về BĐG của cả hệ thống xã hội.

Phát biểu tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chia sẻ: Các hoạt động về BĐG được Việt Nam thực hiện khá toàn diện trong mọi mặt của đời sống, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua. Năm 2016, Việt Nam đứng thứ 65/183 quốc gia về chỉ số khoảng cách giới (GGI); chỉ số phát triển giới GDI là 1,010, thuộc nhóm 1 trong 5 nhóm quốc gia xếp hạng về BĐG trong chỉ số phát triển con người; chỉ số bất BĐG (GII) là 0,337, xếp thứ 71/188 quốc gia. Việt Nam cũng đã rất tích cực thực thi các công ước quốc tế về BĐG và đến nay đã trải qua 7 kỳ báo cáo CEDAW, tăng quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.

Với 26,8% nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV, đứng thứ 3 trong ASEAN và thứ 64/188 quốc gia; 31,7% chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất -kinh doanh - dịch vụ là nữ… phụ nữ Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động ngoài xã hội và dần khẳng định vị trí của mình, ông Đào Quang Vinh, viện trưởng Viện khoa học lao động và Xã hội khẳng định.

Bà Elisa Fernandez Saenz - đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết, với 26,2 triệu lao động nữ, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 71% nhưng tỷ lệ nữ tham gia bảo hiểm xã hội có khoảng 45% -50% (2017); trình độ chuyên môn kỹ thuật của nữ thấp hơn nam, trung bình 1 phụ nữ tại Việt Nam làm việc nhiều hơn nam giới 2 giờ/ngày. Với thời kỷ nguyên số, các ngành nghề thu hút nhiều lao động nữ như dệt may, giày dép… đã và đang áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại. Điều đó có nghĩa sẽ có khoảng 86% lao động làm công ăn lương trong ngành dệt may, giày dép ở Việt Nam có thể bị mất việc, chủ yếu là nữ giới.

Trong khi chỉ có 16% phụ nữ Việt Nam có trình độ giáo dục kỹ thuật và khoảng ⅔ phụ nữ đang làm việc không chính thức (việc gia đình, chăm sóc con cái…). Nhiều nữ doanh nhân thiếu kỹ năng và khó tiếp cận các nguồn tài chính để phát triển doanh nghiệp của họ. Đặt biệt, phụ nữ ngày càng phải gánh chịu nhiều rủi ro, nhiều áp lực, đặc biệt là xu hướng bị quấy rối tình dục ngày càng tăng. Do đó, cần phải tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao năng lực bản thân và các kỹ năng, trong đó có các kỹ năng về công nghệ.

Cùng quan điểm trên, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ thêm, trong môi trường công nghệ số phát triển, người phụ nữ tự chủ hơn, lao động nhiều hơn nhưng mức lương họ được nhận vẫn thấp hơn so với nam giới; các chị em công nhân ở các khu công nghiệp bị hạn chế rất nhiều trong việc giao tiếp xã hội, gặp khó khăn trong điều kiện ăn ở… Và điều quan trọng nhất, việc thay đổi chính sách pháp luật không bằng việc thay đổi nhận thức về BĐG trong từng con người. Khi nào người phụ nữ và cả đàn ông vẫn suy nghĩ “việc nhà là của đàn bà” thì cuộc chiến về BĐG vẫn tiếp tục.

Đem đến diễn đàn khóa học trực tuyến “Pháp luật và Bình đẳng giới ở Việt Nam”, bà Helle Buchhave, đại diện Ngân hàng thế giới mong muốn sẽ có cung cấp nhiều công cụ lồng ghép giới vào luật và chính sách để tất cả mọi người hiểu và thay đổi nhận thức về BĐG.

Diễn đàn đa phương thúc đẩy bình đẳng giới trong kỷ nguyên số - Hình 2

Bà Helle Buchhave, đại diện Ngân hàng thế giới chia sẻ khóa học trực tuyến về BĐG

Môi trường làm việc và cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng là nội dung được các đại biểu thảo luận. Lấy hình ảnh người máy Sophia tại Việt Nam thời gian vừa qua, diễn đàn đã khẳng định công nghệ không cướp đi công việc của con người mà tạo cơ hội cho rất nhiều người, trong đó có phụ nữ và người khuyết tật. Ngày càng có nhiều phụ nữ kinh doanh online ở Việt Nam đã khẳng định điều đó.

Có thể khẳng định rằng, đến nay chính sách pháp luật về BĐG ở Việt Nam khá hoàn thiện và đầy đủ. Song việc đưa luật vào cuộc sống còn vướng nhiều rào cản. Nổi bật nhất là nền tảng văn hóa - đó là quan niệm lạc hậu coi nhẹ phụ nữ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Với sự hỗ trợ đắc lực của internet, công nghệ thông tin, tư tưởng ấy đã thay đổi ít nhiều, đem lại nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ hơn.

Song cũng có mặt trái, đó là ngày càng nhiều phụ nữ không lập gia đình, ngày càng nhiều phụ nữ nuôi con 1 mình… Do đó, “cuộc chiến” về BĐG phải luôn luôn thay đổi cả về hệ thống chính sách, pháp luật và phương pháp truyền thông.

 Nguyễn Tuệ - Vân Bình

Bài liên quan

Tin mới

Ba tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 499.786 tấn phân bón các loại
Ba tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 499.786 tấn phân bón các loại

Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 499.786 tấn phân bón các loại, tương đương 207,79 triệu USD, giá trung bình 415,8 USD/tấn, tăng 23,4% về khối lượng, tăng 13,2% về kim ngạch và giảm 8,3% về giá so với năm 2022.

Tạm dừng khai thác 2 nút giao Đồng Thắng và Thiệu Giang thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam
Tạm dừng khai thác 2 nút giao Đồng Thắng và Thiệu Giang thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Chiều 23/4, Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa có Thông báo số 27/TB-SGTVT về việc tạm dừng khai thác 2 nút giao Đồng Thắng (Triệu Sơn) và Thiệu Giang (Thiệu Hóa) thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45.

Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm diễn ra vào chiều nay, 23/4.

Quận Liên Chiểu: Lực lượng chức năng phường Hòa Hiệp Nam ra quân bắt giữ bò thả rong
Quận Liên Chiểu: Lực lượng chức năng phường Hòa Hiệp Nam ra quân bắt giữ bò thả rong

Sau khi bài: “Đà Nẵng: Đến bao giờ vấn nạn trâu, bò thả rong chấm dứt…?” đăng ngày 22/04/2024, lãnh đạo quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng đã chỉ đạo “nóng”…Sáng nay, ngày 23/4, lực lượng chức năng phường Hòa Hiệp Nam đã ra quân.

Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk
Khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk (Dakruco) về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Lai Châu khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong chuyên án bán vàng giả
Lai Châu khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong chuyên án bán vàng giả

Ngày 23/4, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chuyên án 0424V, bắt giữ nhiều đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thu giữ một thỏi vàng giả, 350 triệu đồng và nhiều tang vật khác.