Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2030. Theo đó, quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu tại mục 2.2, khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 09/07/2020 của HĐND tỉnh khóa XVIII.

Ảnh minh họa (Nguồn: Báo Xây dựng)
Ảnh minh họa (Nguồn: Báo Xây dựng)

Cụ thể, mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2025: Diện tích nhà ở bình quân đến năm 2025 đạt khoảng 29,2 m2 sàn/người (đô thị 29,6 m2 sàn/người; nông thôn 29,0 m2 sàn/người). Tổng diện tích nhà ở tăng thêm đến 2025 khoảng 17,6 triệu m2 sàn, trong đó, nhà ở thương mại là 7,3 triệu m2 sàn (Nhà ở thương mại cao tầng 950 nghìn m2 sàn; nhà ở thương mại thấp tầng 6,35 triệu m2 sàn); nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khoảng 1,245 triệu m2 sàn; nhà ở cho công nhân 6,2 triệu m2 sàn; nhà ở cho sinh viên 13 nghìn m2 sàn; nhà ở cho hộ nghèo, người có công với cách mạng khoảng 142 nghìn m2 sàn; nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây 2,7 triệu m2 sàn.

Về chất lượng nhà ở, nâng cao tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố từ 97,5% lên 98,5%; giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ từ 2,5% xuống còn 1,5%; 85% nhà ở có hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước thải đồng bộ và được đấu nối vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.

Quỹ đất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh: Tổng diện tích đất ở toàn tỉnh khoảng 2.406,61 ha. Tổng kinh phí khoảng 243.059 tỷ đồng. Nguồn vốn bao gồm vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội bằng nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng...; nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng từ nguồn vốn của các hộ gia đình.

Mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2030: Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân đến năm 2030 là 32,5m2 sàn/người (đô thị 32,7 m2 sàn/người; nông thôn 32,3 m2 sàn/người). Tổng diện tích nhà ở tăng thêm giai đoạn 2026 - 2030 đạt khoảng 22,6 triệu m2 sàn, trong đó nhà ở thương mại 7,5 triệu m2 sàn (Nhà ở thương mại cao tầng 885.600 m2 sàn; nhà ở thương mại thấp tầng 6.614.400 m2 sàn), nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp 1.015.000 m2 sàn, nhà ở cho công nhân 11,5 triệu m2 sàn, nhà ở cho sinh viên 37 nghìn m2 sàn, nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây 2.548.000 m2 sàn.

Về chất lượng nhà ở, tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 99%; 90% nhà ở có hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước thải đồng bộ và được đấu nối vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.

Quỹ đất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở của tỉnh: Tổng diện tích đất ở toàn tỉnh khoảng 1.656,91 ha. Tổng kinh phí khoảng 245.951 tỷ đồng. Nguồn vốn bao gồm vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở thưong mại, nhà ở xã hội bằng nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng...; nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng từ nguồn vốn của các hộ gia đình.

Thái Hà

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nội dung bản quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có thể tập trung vào 3 từ: đột phá, tiên phong và liên kết - đột phá từ tư duy, tầm nhìn đến tổ chức thực hiện; tiên phong, đi đầu trong đổi mới và cải cách; và liên kết vùng chặt chẽ để tận dụng hết lợi thế, tiềm năng.

Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện
Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Tổng công ty Điện lực Hà Nội và chính quyền quận Hà Đông, Công ty Điện lực Hà Đông luôn cải tiến - nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn...

Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội
Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác điều hành và đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo hoạt động điều hành trong thời gian tới.

Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới
Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới

Trong tháng 4/2024, gần 200 container trái cây tươi của các doanh nghiệp tại Lào được THILOGI vận chuyển đường bộ về cảng Chu Lai để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện
Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện

Theo báo cáo, tháng Tư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 13 văn bản quy phạm, trong đó có 12 nghị định và 1 quyết định quy phạm của Thủ tướng Chính phủ; 1 chỉ thị và 13 công điện. Tổng của 4 tháng, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 44 nghị định, 74 nghị quyết, 398 quyết định.

Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Dự kiến từ ngày 15 - 17/5, TAND Cấp cao xử phúc thẩm xét kháng cáo của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về việc giảm nhẹ án tù 18 năm.