Thực tế, ba ông lớn này đã từng có thông báo tăng phí rút tiền nội mạng trên máy ATM từ đầu tháng 5 vừa qua, nhưng vấp phải nhiều sự phản đối. Kế hoạch “bắt tay tăng phí” này hoãn lại sau khi Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo yêu cầu các nhà băng dừng việc tăng phí rút tiền ATM nội mạng. Động thái này được lý giải là để bảo vệ lợi ích cho khách hàng.

Điều chỉnh mức phí rút tiền nội địa ATM từ ngày 15/7 tới - Hình 1

Các ngân hàng lớn đồng loạt tăng phí rút tiền ATM

Thống kê cho thấy có khoảng 70 triệu thẻ ATM trên thị trường. Thị phần của 4 ông lớn chiếm khoảng 80%, đồng nghĩa với việc điều chỉnh tăng phí sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các khách hàng hiện hữu.

Trong khi đó, hầu hết các đại diện ngân hàng đều cho rằng đây là một điều chỉnh nhỏ, không phục vụ cho mục đích kinh doanh mà bù lỗ cho hoạt động đầu tư hệ thống ATM. Một ước tính cho rằng chi phí cho mỗi giao dịch tại ATM mà các ngân hàng phải trả từ 7.000-10.000 đồng, bao gồm tổng hợp nhiều loại chi phí.

Các ngân hàng đã đầu tư nhiều vào hệ thống ATM cũng tỏ ra “không thích” các ngân hàng “lười” đầu tư, vì khách hàng có thể rút tiền qua hệ thống ngân hàng lớn nhưng chi phí lại không tốn nhiều.

Thực tế sau khoảng thời gian đầu khuyến mãi thu hút khách hàng, đến nay các ngân hàng lớn bắt đầu tăng nhiều loại phí. Không chỉ phí rút tiền nội mạng ATM, trong vài tháng qua, các ngân hàng cũng tăng phí chuyển khoản liên ngân hàng, phí các dịch vụ cá nhân như SMS Banking, Mobile Banking hay phí quản lý tài khoản.

Dù vậy, Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước ban hành năm 2012 vạch rõ lộ trình tăng phí dịch vụ ATM cho các ngân hàng, cho phép phí rút tiền ATM nội địa lên mức 3.000 đồng từ năm 2015 trở đi. Nhưng thực tế, đến nay, mức thu phí vẫn phổ biến quanh 1.100 đồng.

Tuy nhiên, trái với các ngân hàng quốc doanh có thị phần lớn đồng loạt tăng giá, vẫn còn rất nhiều ngân hàng tư nhân khác miễn phí dịch vụ ATM nội mạng lẫn ngoại mạng để khuyến khích khách hàng, chẳng hạn như Techcombank, VPBank, VIB, TPBank,...

Bảo Ngọc T/h